TopTruyenHayNhat.Com

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Người Tìm Xác
Chương 890: 890

Tôi mở bàn tay ra, cho họ xem chiếc kẹp tóc hồng nhạt đã bị máu của mình nhuộm đỏ. Đinh Nhất nhìn thấy thì cầm lên ngửi kỹ: “ Âm khí trên thứ này rất nặng...”

Sau đó tôi kể lại chuyện vừa rồi mình nhìn thấy cho hai người họ một lượt, chú Lê nghe xong thì liên tục lắc đầu nói: “Chú đã nói cái nhà thờ Thánh Anh đó có2vấn đề mà! Nhưng không ngờ nó lại là phòng thí nghiệm bí mật của quỷ Nhật Bản năm ấy!”

Lúc này tôi cẩn thận quan sát hoàn cảnh xung quanh, phát hiện bố cục ở đây đã thay đổi rất lớn so với nhà thờ Thánh Anh năm đó, chắc hẳn lúc xây dựng nhà máy giày, nó đã từng được xây lại, cho nên nhất thời tôi cũng không nhận ra tầng5hầm năm xưa rốt cuộc ở hướng nào. Chú Lê thấy tôi tìm kiếm cửa vào tầng hầm khắp nơi, bèn hỏi: “Cháu nghi ngờ năm đó phòng thí nghiệm ngầm có vấn đề gì à?”

Tôi gật đầu đáp: “Những bào thai còn chưa hoàn toàn thành hình, với cả những trẻ mồ côi bị giải phẫu cơ thể sống đó, chúng đều bị làm thành tiêu bản ngâm trong formalin, oán khí6trong đó chắc chắn rất sâu nặng.”

Chú Lê cũng đồng ý với quan điểm này, chỉ là trước mắt, bất kể tôi có cố cảm nhận ra sao thì cũng không thấy chút xíu tàn hồn nào, cho nên rất khó để tìm được cửa vào phòng thí nghiệm ngầm kia. Trời dần trở sắc, chú Lê suy xét đến việc trước khi chuyện rõ ràng hơn, chúng tôi vẫn không nên ở5lại đây quá lâu, vì thế ba chúng tôi vội vàng ra ngoài.

Sau khi trở về nhà, chúng tôi thương lượng đơn giản, đều cảm thấy phải tìm lại những nhân viên cũ của nhà máy sản xuất giày để tìm hiểu tình hình thử xem. Hồi đó thành lập nhà máy là những năm 70, tôi tin chắc hẳn vẫn có rất nhiều nhân viên còn sống. Nếu có thể tìm được3họ để hỏi thăm chút chuyện năm xưa, chắc sẽ có ích cho việc tìm cửa vào tầng hầm. Mặt khác, chúng tôi cũng sẽ để ông chủ Tống nhờ người đi tìm bản vẽ mặt phẳng của nhà máy giày, tất nhiên, tốt nhất là có thể tìm được bản vẽ trước khi sửa chữa...

Còn về những công nhân cũ trong nhà máy giày, cũng không tính là khó tìm, vì thế tôi bèn nhờ Triệu Tinh Vũ hỏi thăm giúp mình xem, trong số những người già ở độ tuổi từ sáu mươi đến hơn bảy mươi tuổi ở địa phương, có ai từng làm việc trong nhà máy giày năm đó không.

Khỏi phải nói, giờ nhóc Triệu làm việc càng ngày càng ổn thỏa, chưa tới hai ngày, anh ta đã giúp tôi nghe ngóng được, có một nhóm nhảy tập thể tên là “Những con người sáu mươi, bảy mươi trẻ tuổi”. Nghe nói trong nhóm này phần đông đều từng là công nhân của nhà máy giày kia, họ đã về hưu nhiều năm nay rồi, không có việc gì thì tập hợp các đồng nghiệp cũ trước đây lại, vận động, nhảy múa tập thể gì đó.

Khi chúng tôi đến địa điểm mà ngày thường họ hay tập thể dục, thì thấy mười mấy ông cụ bà cụ đầu tóc bạc phơ, ai ai cũng mặc quần áo màu sắc sặc sỡ, nhảy múa vui vẻ, sức sống bừng lên lan tỏa!

Có đôi khi tôi thật sự rất hâm mộ những ông bà cụ này, dường như họ có sức lực dùng mãi không cạn, vĩnh viễn sức sống bừng bừng! Điểm này mạnh hơn người trẻ tuổi chúng tôi nhiều, so sánh với họ, thật không biết ai là người già, ai là người trẻ nữa.

Vì họ đang nhảy hăng say nên ba chúng tôi cũng ngại cắt ngang, vì thế đành đứng mãi bên cạnh yên lặng xem. Đến tận khi một cụ ông dáng người thẳng tắp đi tới nói: “Các cậu có chuyện gì không?”

Chú Lê lập tức trưng ra khuôn mặt tươi cười nói rõ ý đồ đến đây, cụ ông kia mời chúng tôi đi vào đình hóng gió bên cạnh để ngồi nói chuyện. Hoá ra cụ ông này chính là đội trưởng của nhóm nhảy “Những con người sáu mươi bảy mươi trẻ tuổi”, mọi người đều gọi ông là cụ đội trưởng Vương. Cụ đội trưởng Vương nói cho chúng tôi biết, đúng thật là trước đây đa số người trong nhóm nhảy này đều là nhân viên cũ của nhà máy giày, nhưng tuổi tác của mọi người đã cao, khó tránh khỏi có bệnh tật gì đó, vì thế dần dần có không ít nhân viên cũ rời nhóm.

Tất nhiên, cũng không phải không còn một ai, ví dụ như ông ấy, còn có người bạn già đang nhảy tích cực ở quảng trường, họ đều đã từng là nhân viên cũ của nhà máy giày.

Khi chú Lê hỏi chuyện năm xưa lúc ban đầu nhà máy giày mới thành lập, có từng xảy ra chuyện gì đặc biệt hay không, sắc mặt cụ đội trưởng Vương trở nên khá kỳ lạ. Tôi vừa thấy là biết có chuyện đây rồi! Vì thế lập tức chạy đi mua cho ông ấy bình trà xanh nhuận họng đỡ khát, kế lại đàng hoàng cho chúng tôi về chuyện năm đó.

Theo lời tự thuật của cụ đội trưởng Vương, chuyện này chính là cấm kỵ trong nhà máy năm đó, lãnh đạo nhà máy đã từng nhiều lần ra lệnh bắt nhân viên của nhà máy sau khi rời khỏi đây thì không thể nói bậy, đặc biệt là những người biết ngọn ngành! Trong số đó có cả cụ.

Trên thực tế, năm đó lãnh đạo của nhà máy giày muốn xây dựng ký túc xá cho nhân viên ở nhà máy, suy cho cùng diện tích của khu nhà máy lớn như vậy, mà chỉ xây có ba tòa kiến trúc đúng là khá lãng phí. Nhưng khi chuẩn bị khởi công xây dựng, lại xảy ra một việc làm chuyện xây ký túc xá cho nhân viên trở nên vô vọng.

Vốn lúc ấy đã mời cả đội thi công tới luôn rồi, hơn nữa nhà máy còn mời các đồng chí của Cục nhà ở và Xây dựng thành phố thiết kế bản vẽ thi công của ký túc xá, vị trí định đặt ở phân xưởng phía Nam. Chỗ đó có địa hình bằng phẳng, bên cạnh còn có một bãi cỏ xanh, đấy là nơi rất thích hợp để xây dựng ký túc xá cho nhân viên.

Nhưng ai ngờ tới ngày động thổ, ấy thế mà lại đào ra được một khúc gỗ điêu khắc kỳ lạ, tuy nó đã hơi mục nát, nhưng bề ngoài thì lại được tạo thành hình một cây phật thủ tinh xảo...

Lúc ấy việc khai quật được cây phật thủ vẫn chưa khiến mọi người chú ý, càng không có ai biết nguồn gốc của cây phật thủ này. Kết quả là vào đêm, nhóm công nhân ở lại khu nhà máy trực đêm nghe thấy âm thanh giống như tiếng khóc của trẻ con.

Mấy công nhân trẻ to gan mới tìm kiếm khắp nơi xung quanh khu nhà máy, kết quả cũng không tìm được gì cả, cuối cùng họ đều cảm thấy đó là mèo đang gọi tình chứ không phải tiếng khóc trẻ con gì hết, nhưng chỉ có ông cụ Trương lúc ấy gác cửa chính của nhà máy không cho là vậy.

Khi ấy cụ Trương này cũng đã sắp sáu mươi, giờ chắc chắn đã chẳng còn trên đời này nữa, hồi những năm 50, ông ta tham gia chống Mỹ giúp Triều Tiên, bị ném bom mất một cánh tay, sau đó chuyển nghề về nhà làm nông. Đến khi con trai thi đậu vào thành phố làm việc, lúc này ông ta mới đi theo con. Về sau để giảm bớt gánh nặng cho con trai, ông ta mới tới làm bảo vệ cho nhà máy giày.

Nhưng tính ông cụ Trương này rất kỳ quặc, sau khi tới, ông ta bèn đưa ra một yêu cầu với lãnh đạo nhà máy, đó chính là gác cửa thì không thành vấn đề, nhưng mà buổi tối ông ta sẽ không đến khu nhà máy tuần tra.

Vì lúc ấy chỗ này cách nội thành quá xa, trong nhà máy lại không chịu dùng hai nhân viên để làm bảo vệ, cho nên bảo vệ phải canh gác ở cửa suốt hai mươi tư giờ, điều này khiến các ông cụ khác đều không muốn tới, bởi vậy khi cụ Trương đưa ra yêu cầu này, lãnh đạo nhà máy không nói hai lời đã đồng ý luôn!

Đọc truyện chữ Full