Dịch: Kỳ Thiên Long
Biên dịch, biên tập: Melly
- Có người đối được á?
Lâm Vãn Vinh nhìn Lạc Ngưng với con mắt hoài nghi:
- Lạc tiểu thư, hay là nàng đối được? Nhưng không biết là đối được câu nào? Đừng bảo là cả bốn câu đều đối được nghe, nếu thế thì ta phát điên mất.
Lạc Ngưng nghe hắn nói chuyện hài hước, bèn che miệng cười:
- Lâm đại ca nói thế cố ý cười ta chứ gì? Ta mà đối được thì cũng chẳng cần chờ tới tận bây giờ. Có người đối được một trong số những câu đó.
"Hoá ra là bốn câu mới đối được có một. Tốt, tốt! Làm ta giật mình, nếu cả bốn đều bị người ta đối lại thì ta còn ra cái thể thống gì nữa." Lâm Vãn Vinh biết bốn câu đối này tuy đều là những vế tuyệt đối thiên cổ, nhưng càng là tuyệt đối thì càng có người đối càng tuyệt. Thiên hạ rộng lớn, kỳ nhân dị sĩ đâu đâu chả có, đối được hay không chỉ là chuyện sớm muộn. Mà đằng nào bốn câu đối này cũng không phải do hắn viết, có người đối được cũng tốt. "Cùng lắm thì mời lên Phú Quý, Tài Hoa dạo chơi một phen. Đây đúng là một cơ hội đầu cơ lớn. Chỉ cần mời tên tài tử này tới tửu lâu, mở một buổi nói chuyện cho một đám tài tử tài nữ, không chỉ thành một giai thoại mà danh tiếng của Thực Vi Tiên càng vang dội khắp chốn, trở thành một thánh địa mà vô số tài tử tài nữ muốn lui tới. Đầu cơ, nhất định phải đầu cơ làm sao cho càng rộn càng tốt." Nghĩ tới đây, Lâm Vãn Vinh lập tức cười hả hê:
- Đối được rồi hả? Thế thì tốt quá. Từ khi Thực Vi Tiên khai trương đến nay chưa mời tài tử tài nữ nào lên Phú Quý, Tài Hoa cả. Chỉ cần vị này thực sự đối được thì Thực Vi Tiên chúng ta sẽ tuyên cáo thiên hạ, không chỉ đem trưng bày đôi câu đối này lên mà còn mời tài tử tài nữ khắp Kim Lăng đến đây gặp gỡ nhau ở Phú Quý, Tài Hoa của Thực Vi Tiên, cùng bàn chuyện thơ ca.
Lạc Ngưng gật đầu đáp:
- Đúng là đối được, nhưng có đến hay không thì tôi cũng không dám nói bừa, vế trước là do Lâm đại ca ra, vậy thì vế sau cũng nên để huynh bình luận mới phải.
Cô lấy từ trong ống tay áo ra một bức thư, trong đó có một tấm giấy Tuyên Thành(1) trắng tinh và đưa cho Lâm Vãn Vinh:
- Mời Lâm đại ca xem.
Lâm Vãn Vinh đón lấy tờ giấy, mùi hương xạ u thoang thoảng bay lên. Trên giấy có ghi hai hàng chữ nhỏ:
"Yên duyên diễm diêm yên yến nhãn
Vụ ủ ô ốc vụ vật vô" (2)
Hai vế này đối nhau chan chát, bằng trắc rõ ràng. Lâm Vãn Vinh nhìn một lúc rồi gật gù:
- Hay! Rất hay!
Xảo Xảo cũng là một tiểu tài nữ, ngẩng mặt lên đọc hai câu đối, cũng gật đầu:
- Đối rất chuẩn! Ý nghĩa tương xứng. Lạc tỷ tỷ, câu này là do vị tài tử nào đối thế?
Lâm Vãn Vinh vốn muốn nhân cơ hội này để đầu cơ, vội càng nói:
- Đúng rồi, Lạc tiểu thư, vế đối này tuyệt lắm. Không biết vị tài tử này là người ở đâu. Thực Vi Tiên chúng ta nói là làm, nhất định phải mời người đó đến chơi.
Lạc Ngưng đáp:
- Lâm đại ca, không phải ta nhỏ nhen. Vị tài tử này là người ở kinh thành, là sư hữu xưa kia ta theo học chứ không ở Kim Lăng nên ta cũng không có cách nào mời người ta đến được.
Lâm Vãn Vinh hơi thất vọng. "Tiền bạc, tổn thất tiền bạc! Nếu vị tài tử này ở kinh thành thì làm sao mà biết đến bốn câu đối này?" Lâm Vãn Vinh thất vọng một lúc lại có chút nghi ngờ.
Lạc Ngưng như nhìn thấu suy nghĩ của hắn bèn cười:
- Lâm đại ca, huynh không phải nghi ngờ. Bốn câu đối của huynh từ lâu đã vang danh thiên hạ, không chỉ các tài tử Triết Giang say sưa truyền tụng mà các tài học kinh thành cũng đều nghe tới. Họ đối đáp với nhau làm vui nhưng đến nay vẫn chưa có câu nào hay mà thôi.
"Không ngờ đanh tiếng của ta lại vang tới cả kinh thành." Lâm Vãn Vinh "ờ" một tiếng dài rồi nói:
- Lạc tiểu thư này, thế thì nàng có thể cho ta biết quý tính đại danh của vị tài tử đó được không, để ta treo cả tên tuổi người ta lên còn tuyên cáo thiên hạ.
Lạc Ngưng lắc đầu:
- Lâm đại ca, không phải là ta không muốn nói. Mà thực ra vị sư hữu này tính tình giản dị, con người trầm lặng chứ không thích phô trương. Người đã dặn ta trước, sau khi đối được câu này đã nhờ người khác chuyển đến, lúc ta cầm trong tay mới biết.
- Tính tình giản dị?
Lâm Vãn Vinh cười.
- Vị tài tử này vượt ngàn dặm đưa thư tới chỉ vì điều này sao? Đối câu đối danh chấn thiên hạ này rồi mà lại nói với ta là giản dị trầm lặng ư? Cũng nực cười.
Lạc Ngưng lắc đầu nói:
- Không phải. Sư hữu của ta đối được vế này không phải cố ý không phải để khoa trương. Theo ý nói của người là chỉ giúp đỡ cho người đọc sách trong thiên hạ.
- Giúp đỡ hả?
Lâm Vãn Vinh nghi hoặc đáp.
- Nói thế là sao?
- Sư hữu của ta nói, Lâm đại ca treo tứ liên(3) lên mà làm khó thiên hạ, tuy là một giai thoại nhưng cũng có chút giả tạo khoa trương, e là có dụng ý gì khác, có khi là muốn mua danh chuốc tiếng.
Lạc Ngưng vừa nói vừa trộm dò sắc mặt Lâm Vãn Vinh, thấy hắn thần thái không đổi, lại giải thích:
- Lâm đại ca, vị sư hữu này của tôi sống thanh cao, tính tình cương trực, đối nhân xử thế đều như vậy. Lời nói có hơi khó nghe một chút, mong đại ca đừng chê trách.
Lâm Vãn Vinh vui vẻ cười:
- Chê trách cái gì chứ? Người bạn của nàng nói có sai đâu. Ta làm thế đúng là có dụng ý khác. Nói toạc ra thì chỉ là một chiêu để vẫy khách, vị lão huynh này nói rất chuẩn. Ừ, thế bạn nàng còn nói gì nữa không?
Lạc Ngưng đáp:
- Người ấy nói là khi đối câu này cũng không có dụng ý gì cả, cũng không cần lên Phú Quý, Tài Hoa trên tửu lâu của huynh mà chỉ muốn dập tắt ngạo khí của huynh, cho huynh hết coi thường kẻ đọc sách trong thiên hạ.
Lâm Vãn Vinh toát mồ hôi. "Ta ra câu đối này chỉ là để gây sự chú ý mà kiếm tiền, nói thẳng ra là một mánh tiếp thị, không ngờ lại làm cho tên tài tử này phẫn nộ đến vậy, lại còn chụp cho ta cái mũ "coi thường kẻ đọc sách trong thiên hạ" nữa. Chà chà, cóc ngáp phải ruồi(4), khẩu khí của hắn không tầm thường, dựa vào hắn là có thể thay mặt toàn bộ kẻ đọc sách trong thiên hạ."
- Ồ, Lạc tiểu thư, xin mạo muội hỏi một câu, vị bằng hữu của nàng làm nghề gì ở kinh thành?
Lâm Vãn Vinh nhún nhường hỏi. "Trông ta chướng mắt là đòi dạy bảo, sao giống thầy dạy chính trị thế."
- Người là giáo tập trong học viện Kinh Hoa ở kinh thành, cũng là tế tửu(5) trẻ nhất ở Quốc Tử giám, tên tuổi vang dội kinh thành. Khi ta còn nhỏ, đi học ở kinh thành, ở cùng với người này và được giúp đỡ rất nhiều. Người vừa là bạn vừa là thầy.
Lạc Ngưng nhắc đến vị sư hữu này, mặt tràn đầy khâm phục.
"Thảo nào, hoá ra là giáo thụ trong đại học, cũng là nhà giáo dục học, thấy ta ngạo mạn vậy hắn khó chịu là phải." Lâm Vãn Vinh chỉ có nước lắc đầu, bỗng dưng nhớ tới lời Lạc Ngưng nói ban nãy bỗng giật thót:
- Lạc tiểu thư, ban nãy nàng nói gì? Nàng ở cùng với người ta ư?
Lạc Ngưng đáp:
- Đúng thế. Ta ở cùng với sư hữu có gì là đâu?
Thấy vẻ mặt kỳ quái của Lâm Vãn Vinh, nàng liền biết hắn lại hiểu lầm, trong lòng vừa thẹn vừa tức, bực dọc nói:
- Lâm đại ca, huynh nghĩ đi đâu vậy? Vị sư hữu mà ta bảo là nữ cơ mà.
- Hoá ra là nữ à. Ta hiểu sai rồi, xin lỗi, xin lỗi.
Lâm Vãn Vinh lúng túng cười hai tiếng rồi lau mồ hôi đang vã ra trên trán. "Con gái con đứa nhà ai mà kiêu căng thế, mình chẳng dây dưa gì đến mà tự nhiên lại bị cô ta coi thường như thế? Câu đối này mà là do Từ Văn Trường đối thì không có gì kỳ lạ, nhưng bây giờ lại là một nữ tử đối được, lại là nữ giáo tập thì thú vị đây."
Đổng Xảo Xảo nghe hai người nói chuyện một thôi một hồi không ngờ cuối cùng vị tài tử này thực chất lại là một nữ tử, liền kinh ngạc đáp:
- Ngưng tỷ tỷ, có thật là vị tỷ tỷ này đối được không? Tài giỏi quá.
Lạc Ngưng gật đầu đáp:
- Chắc chắn là thật rồi. Vị sư hữu này của ta học quán tuyệt thiên hạ, ở kinh thành không ai không biết đến. Lâm đại ca, hôm nào có dịp lên kinh thành thì có thể đến tìm học viện Kinh Hoa mà thăm người.
"Thăm hả? Ta với cô ta thì nói gì với nhau bây giờ? Hay là nói xem bà ta khinh ta thế nào, rồi nhân tiện nói luôn ta kính bà ra sao? Thôi miễn đi, cho dù có là học trò cưng của nữ giáo thụ kia thì nữa thì ta không dám đụng tới, lão tử là kẻ tham lam, không phải là tài tử, chỉ có kiếm tiền thôi."
Lạc Ngưng cười:
- Lâm đại ca, vị tỷ tỷ này còn nói, nếu đại ca có lòng thì người cũng có một vế đối muốn huynh đối lại, đảm bảo khó y như vế đối của huynh, công bằng tuyệt đối. Nếu Lâm đại ca đối được thì sẽ đem trưng bày trên lầu các ở học viện Kinh Hoa, cùng câu đối của đại ca toả sáng bắc nam, thành giai thoại muôn đời.
"Ta thấy, điều kiện này có vẻ hấp dẫn, được treo trên lầu các của đại học thì đúng là danh truyền sử xanh." Lâm Vãn Vinh thấy bắt đầu lung lạc, muốn thử sức một phen. Nhưng vị tài nữ đó tài hoa như thế, ra vế đối hẳn không đơn giản nên hắn có phần do dự.
- Đại ca…
Xảo Xảo khẽ kéo tay hắn mà nói.
– Chúng ta đừng đối đáp gì nữa. Có Thực Vi Tiên là đủ rồi, cần gì phải tỏa sáng bắc nam chi nữa!
Lâm Vãn Vinh biết Xảo Xảo âm thầm lo nghĩ cho mình, hắn nắm chặt tay Xảo Xảo mà cười:
- Lạc tiểu thư, vế trước là gì nói ta nghe thử.
Lạc Ngưng lấy từ trong tay áo ra một cuộn giấy, gật đầu đáp:
- Vị tỷ tỷ đó của ta đã dặn dò trước rằng Lâm đại ca đồng ý rồi mới được mở ra. Cho nên ta cũng không biết nội dung ra sao.
"Trò gì thế này, có cần phải thần bí thế không? Bà nữ giáo thụ này đúng là cũng biết bày trò."
Lạc Ngưng mở cuộn giấy ra, thấy trên tấm giấy Tuyên Thành trắng muốt có viết bảy chữ nhỏ, liền sững người. Xảo Xảo vội vàng nhìn vào tờ giấy, thấy trên đó vẫn viết có bảy chữ:
"Yên duyên diễm diêm yên yến nhãn."
Lâm Vãn Vinh cũng đờ cả người, đây chính là vế đối của hắn ra sao bỗng trở thành vế trên của vị nữ tử kia. Thảo nào cô ta cứ luôn miệng nói là công bằng tuyệt đối, không nói quá chút nào. Câu này vốn là thiên cổ tuyệt đối. Cô ta đã nghĩ ra một câu rất khó, muốn ép Lâm Vãn Vinh cũng phải nghĩ. Khó, quả là khó. Hắn đi đi lại lại hết một tuần trà, Xảo Xảo và Lạc Ngưng căng thẳng nhìn theo hắn không dám hé miệng nói nửa lời.
- Ha…!
Lâm Vãn Vinh bỗng cười một tiếng, cầm lấy bút, sột soạt viết lên bảy chữ lớn sau câu đó. Lạc Ngưng và Xảo Xảo vừa trông đã kinh ngạc thốt lên:
- Tuyệt!.
(1) Giấy Tuyên Thành:
(2) Đây là dạng câu đối vừa đối âm ( bằng đối với trắc), đối vần. Tạm dịch nghĩa như sau:
Khói vờn khuôn mặt xinh đẹp, khói làm cho đôi mắt long lanh như có nước
Sương trùm tổ chim, vì sương nên không nhìn thấy gì cả
(3) lại cáp mô đả a khiếm: dạng như câu chó ngáp phải ruồi ở Việt Nam. Cóc ngáp phải ruồi đúng hơn so với câu kia, vì cóc hay ăn ruồi muỗi, ngáp nên vô tình đớp phải được coi là may mắn. Chứ chó mà ăn trúng con ruồi có khi nó phun ra không kịp ấy chứ^^.
Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Cực Phẩm Gia Đinh
Chương 137: Tam ca đích tuyệt đối
Chương 137: Tam ca đích tuyệt đối