TopTruyenHayNhat.Com

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Tra Công Quỳ Xin Quay Lại Nhưng Tôi Chỉ Muốn Phát Tài
Chương 6: 6: Tay Mặc Cả Già Đời Khương Tiểu Tiêu


CHUYỂN NGỮ: TRẦM YÊN
.--.- - -.--..- -..

/.--.-.......- --- -.

--.

-....- --- -.

--....-.- -.

--..---- ----.

---..
Đời trước, anh đến Liễu Giang làm công sau khoảng ba năm nữa.

Ban đầu làm lao động phổ thông ở dây chuyền sản xuất của nhà máy hơn nửa năm, do tuổi còn nhỏ không chịu đựng và kiên nhẫn nổi nên trong nửa năm đó đã chuyển sang hai, ba nhà máy liền.

Hơn nữa mỗi khi rảnh anh lại ra ngoài đi dạo, xem hết một lượt từng vùng trong khu công nghiệp, từ vô số loại người đến các khâu của doanh nghiệp nhỏ.

Xét tổng thể thì Khương Tiêu khá may mắn, anh gặp được vài người thay đổi cả cuộc đời mình, bao gồm cả những quý nhân từng trợ giúp anh.

Vì vậy lớn lên một chút, tới khoảng hai mươi mấy tuổi, anh bắt đầu tự kinh doanh.
Xây dựng một xí nghiệp thật sự không phải chuyện dễ dàng.

Không riêng gì ở thành phố Liễu Giang, Khương Tiêu còn chạy tới đủ kiểu khu công nghiệp, gặp đủ kiểu chủ nhà máy.

Anh lăn lê bò lết từ tầng đáy lên, không thiếu kinh nghiệm, chuyện biết cũng đủ nhiều.
Diệp Binh do dự nhìn anh, hỏi: "Mẹ cháu chưa biết chuyện này đúng không?"
"Cháu kiếm được tiền rồi sẽ nói với mẹ." Khương Tiêu đáp: "Chú Diệp, cháu biết chú đối tốt với gia đình cháu, nhưng giúp được nhất thời không giúp được cả đời.

Bây giờ cháu chính là chỗ dựa của mẹ cháu, chú cho cháu thử một lần, được không chú?"
Mới đầu Diệp Binh không đồng ý, thậm chí còn nổi giận, nhưng bị Khương Tiêu thuyết phục đi thuyết phục lại vài lần, cuối cùng chú cũng đồng ý.
"Xem tinh thần vững và bản lĩnh nói năng của cháu, thực ra chú thật lòng cảm thấy cháu có thể hoàn thành tốt vụ mua bán này." Chú nói.
Có chú Diệp bằng lòng hỗ trợ, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Khương Tiêu nói với Hạ Uyển Uyển rằng mình cùng Diệp Ảnh Ảnh về nông thôn chơi.

Tháng này anh ngoan ngoãn vâng lời, Hạ Uyển Uyển không quản anh nhiều.

Diệp Ảnh Ảnh bên kia cũng che giấu giúp Khương Tiêu, vì vậy bà yên tâm hơn hẳn, chỉ dặn anh chú ý an toàn, còn dúi cho anh ít tiền.
Xe vận tải xuất phát lúc ba giờ sáng, Diệp Binh nhìn Khương Tiêu đeo cặp, tay cầm một túi hành lý.


Thiếu niên mười lăm tuổi không biết đã trưởng thành tự bao giờ, kiên cường không chịu khuất phục, ánh mắt quyết tâm của cậu bé như đang tỏa sáng.
Đứa nhỏ mới lớn chừng này, vậy mà bị ép phải lập tức trở thành một người đàn ông đầu đội trời chân đạp đất.
Diệp Binh nhìn thoáng qua cặp sách của anh, hỏi: "Mang sách đi học sao? Mấy hôm trước mẹ cháu nói với chú là tháng này cháu học hành nghiêm túc hơn nhiều lắm."
"Không mang ạ." Khương Tiêu nói thật: "Cháu mang cặp sách để đựng đồ."
Anh không đem theo nhiều túi, cặp sách và túi du lịch đều nhẹ và bền.

Khương Tiêu chỉ mang quần áo cùng đồ dùng vệ sinh đơn giản, còn lại để nhà hết.
Kiếm tiền là kiếm tiền, học tập là học tập, Khương Tiêu chia rất rạch ròi.

Anh không ở lại nơi đó quá lâu, bảy ngày nghỉ lễ thì anh chỉ tới ba, bốn ngày mà thôi.

Chuyến thứ hai chú Diệp sẽ tới đón anh về, những ngày còn lại trong kỳ nghỉ có thể để đọc sách làm bài.
Làm bất cứ việc gì cũng phải tập trung, Khương Tiêu không cân một công đôi việc nổi.

Xưa nay anh luôn rất biết tự lượng sức mình, hiểu bản thân không thuộc tuýp người siêu thông minh kia.

Vả lại ngồi ở ghế phụ xe hàng lớn cũng khó chịu, đường đi xóc nảy rất dữ dội, không thể chuyên tâm học bài được, chẳng bằng nhắm mắt nghỉ ngơi một lát, chờ sáng tới nơi anh sẽ không có thời gian nghỉ ngơi nữa.

Nếu lựa chọn kiếm tiền và học bài cùng lúc thì cuối cùng cả hai việc đều không làm tốt.
Diệp Binh nghe anh nói vậy, vừa khởi động xe vừa cười nói: "Cũng đúng, xem cháu thế này là định lấy bao nhiêu tiền hàng đây?"
Cộng thêm số tiền Hạ Uyển Uyển mới cho, anh có 800 tệ.
Khương Tiêu thật thà báo ra con số này, Diệp Binh nghe xong thì cười.
"800 tệ đủ làm gì chứ?" Chú rút một bao lì xì đã chuẩn bị sẵn trong túi áo, ném vào lòng Khương Tiêu: "Cầm lấy."
Khương Tiêu mở ra, thấy có một xấp tiền, đếm sơ qua khoảng hai nghìn tệ.

Đối với một học sinh cấp hai thời này, đây quả thực là một khoản tiền lớn.
"Cho cháu vay đấy." Diệp Binh nói, trên mặt chú là những nếp nhăn hằn lên vì vất vả.

Chú cũng không nhìn anh mà nhìn thẳng về phía trước, giọng điệu nghiêm nghị: "Tiểu Tiêu à, nếu cháu học hành cẩn thận thì số tiền này coi như tiền mừng tuổi chú cho cháu trước, nhưng cháu muốn kinh doanh thì đây sẽ là tiền chú cho cháu mượn.

Làm ăn buôn bán không dễ dàng, cháu nên chuẩn bị tâm lý thật tốt."
Khương Tiêu cười khẽ.

Anh không từ chối, nhận tiền cất đi, đáp: "Cháu biết rồi ạ.

Cảm ơn chú, cháu sẽ trả lại."
"Cháu cũng đừng ép mình khổ quá, bao giờ muốn trả thì trả." Diệp Binh dọa dẫm người ta xong, giọng nói lại dịu xuống: "Nếu lần này không thành công thì ngoan ngoãn học hành đi."
Chiếc xe nổ máy, từ từ chạy lên con đường bị bóng đêm bủa vây.
Khương Tiêu ôm gần 3000 tệ ấm áp trong lòng.


Anh híp mắt nhìn lên, đèn xe chiếu sáng con đường phía trước, thấy được những hạt bụi li ti phiêu đãng trong ánh sáng đèn.

Giữa cảm giác lắc lư như vậy, Khương Tiêu nhắm hai mắt lại.
Người trẻ tuổi thích thật, không giống anh trước kia lớn tuổi, giấc ngủ không sâu, bây giờ vừa nhắm mắt đã nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Hành trình kéo dài mười mấy tiếng, khi đến nơi đã sang buổi chiều.
Đến nơi, Diệp Binh không rảnh để ý đến anh nữa, chỉ dặn đi dặn lại Khương Tiêu nhớ rõ số điện thoại của mình khi anh xuống xe, có việc gì thì tìm bốt điện thoại nào đó gọi cho chú.
"Không sao đâu ạ." Khương Tiêu an ủi chú: "Có việc cháu gọi 110 luôn, rất an toàn."
Diệp Binh: "...!Cũng đúng."
Tình hình an ninh trật tự ở thành phố Liễu Giang quả thực không tồi.
Khương Tiêu xách theo hai chiếc túi của mình xuống xe.

Không khí ở khu công nghiệp rất bụi bặm, Khương Tiêu đi tới chỗ đám đông, chỉ chốc lát đã hòa vào đó.
Diệp Binh chăm sóc anh chu đáo, tìm chỗ ở tốt gần đó cho anh.

Chú là tài xế xe vận tải từng đi qua con đường này vô số lần nên rất quen thân với chủ các nhà nghỉ khách sạn tại đây, hóa đơn tính thẳng cho chú.

Khương Tiêu lập tức bớt được khoản phí đi đường và phí thuê chỗ nghỉ.
Nhưng anh mua hàng ra sao buôn bán thế nào thì Diệp Binh không nhúng tay vào được.
Tuy trong khu công nghiệp nhiều nhà máy, song các nhà máy không bán cho người mua lẻ, đặc biệt là Khương Tiêu chỉ có 3000 tệ trong tay.

Đứa bé nhỏ như thế, lại lấy ra chút tiền lẻ như vậy, sao sẽ có người bằng lòng ký hợp đồng với trẻ vị thành niên.

Các nhà máy nhỏ cũng không muốn tiếp đón anh.

Mục tiêu chính của Khương Tiêu vẫn là chợ buôn sỉ bên cạnh khu công nghiệp.
Chợ buôn sỉ nằm gần khu vực sản xuất không chỉ đại diện cho hàng hóa vừa nhiều vừa rẻ.

Có lẽ rất nhiều người lần đầu tới chợ buôn sỉ lần đầu đều hoa hết cả mắt bởi các cửa hàng đủ kiểu dáng, hàng hóa chồng đống đến tận trời, các chủ cửa hàng bên trong loại người nào cũng có, chênh lệch không đồng đều.

Cùng một món hàng, người mua khác nhau có thể mua với mức giá kém nhau gấp đôi là chuyện bình thường, chất lượng lại càng khó lường.
Khương Tiêu là người từng trải.

Anh ngồi ăn một bát mì thịt bò ở quán ven đường.

Mái tóc được anh cột lên một cách tùy tiện, áo đen quần xám, chân đi đôi dép lê loẹt quẹt, trông có vẻ không giống học sinh như trước nữa.
3000 tệ phải phát huy tối đa tác dụng mới được.


Khương Tiêu muốn mua rất nhiều thứ, trước khi đi anh đã viết xong một danh sách, trong lòng cũng hiểu rõ.
Ăn xong, anh bước vào chợ buôn sỉ.

Đời trước Khương Tiêu đã tới nơi này rồi, anh nhanh chóng tìm ra cửa hàng mặt tiền mình cần.

Cửa hàng ở chợ bán sỉ không đón khách nhiệt tình như cửa hàng bên ngoài.

Ông chủ đang ngồi trong xem TV.
Khương Tiêu vào, ông ấy chỉ nhìn thoáng qua, thấy không phải khách quen, tuổi lại nhỏ nên không hề quay đầu, chỉ nói câu xem thoải mái rồi cầm bát cơm lên bới một ngụm.
Khương Tiêu sống tại thành phố Liễu Giang lâu rồi.

Anh nói rất sõi tiếng bản địa Liễu Giang.

So với các cửa hàng trước đó, cửa hàng này có khá đầy đủ hàng hóa, chất lượng cũng không thành vấn đề, vì vậy anh bắt đầu hỏi giá bằng giọng địa phương.
Nghe ra tiếng địa phương, ông chủ kia mới nhìn anh một lần rồi báo giá.
Khương Tiêu không hề ngước lên, xem kỹ hàng hóa trên kệ, nói: "Đắt."
Tuy Khương Tiêu không lấy nhiều hàng lắm, nhưng giá này đặt ở chợ buôn sỉ ít nhất đã chém lên một nửa, có lẽ thấy anh còn nhỏ nên lừa.
"Đừng lừa tôi, nhà tôi làm cái này, sao lại không biết giá thế nào?" Khương Tiêu ném hàng về, dựa lưng lên kệ đựng, thể hiện vài phần cà lơ phất phơ, báo cho đối phương một cái giá: "Bán không? Không bán tôi sang bên cạnh."
Ông chủ đang lắc đầu nói không phải giá này, nghe giọng điệu anh thay đổi thì lại thử thăm dò anh muốn bao nhiêu món.
"Cỡ mười nghìn tệ đi." Khương Tiêu chọn lựa trên kệ hàng, tỏ vẻ hơi chê: "Hàng bên bác hơi cũ chút.

Bây giờ mấy cô gái nhỏ đều thích đồ mới, thế này thì không dễ bán.

Thôi, tôi sang cửa hàng khác xem thử."
Giá bị anh chém một nhát, tiền hàng lại bị giảm một chút.

Chứng kiến thái độ và giọng điệu kia của Khương Tiêu, đặc biệt là mấy cái giá đều tính chuẩn, ông chủ lập tức biết đây không phải tay mơ gì, vội vàng kéo người lại.
"Hàng nhà khác không tốt như nhà tôi! Anh đẹp trai cậu xem thêm nữa đi, đằng sau cửa hàng tôi còn có hàng mới, bán bên ngoài chạy lắm." Ông chủ nói: "Giá thì thương lượng lại, tôi chiết khấu cho cậu."
Chuyện giá cả cứ từ từ nói, hiện giờ Khương Tiêu đang có rất nhiều thời gian cãi cọ với ông.
Ngón nghề mặc cả này là loại vừa đấm vừa xoa.

Khương Tiêu tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ trước, anh chạm tới chạm lui vào giới hạn của ông chủ, ngày càng thành thạo hơn.
Với chừng này tiền, muốn mua vòng tay loại kia và thứ gọi là card nhỏ siêu sao là chuyện không thể.

Rất nhiều xưởng nhỏ làm loại vòng tay đó, các hình thức biến tướng cũng đa dạng.

Khương Tiêu biết mức tiêu phí của các nữ sinh nên không chọn đồ quá đắt, anh chọn mỗi loại giá và kiểu dáng một ít món.

Chất lượng kém chút giá sỉ chỉ vài hào, hàng tinh xảo giá đắt thì phải mười mấy tệ.
Card nhựa loại nhỏ hình siêu sao càng rẻ hơn, ở Hậu Lâm mới khoảng hai, ba tệ một xấp, chỗ này ép giá có thể ép đến vài hào.

Anh mua hết tổng cộng 500 tệ.

Đây là do Diệp Binh bất ngờ cho tiền nên Khương Tiêu mới tăng số lượng thêm chút.
《 Hồng Trần Thiên Hạ 》 là phim truyền hình được phát sóng trong khung giờ thống nhất, do đó thời gian bộ phim này nổi tiếng trên phạm vi cả nước cũng rất thống nhất.
Tuy nhiên giai đoạn này phần lớn phim thần tượng hot vẫn là phim Hồng Kông, Nhật, Hàn.

Những bộ phim này muốn được phát trên đài truyền hình thì phải đợi, hơn nữa đa số đều không lên sóng ở đài truyền hình được.


Vì vậy hiện giờ rất nhiều người đang chờ xem đĩa.

Dùng đầu VCD và DVD để xem video, nghe nhạc bằng máy ghi âm là xu hướng thời này.
Có vài bộ phim trước đây nổi rần rần ở các thành phố ven biển nhận được tin tức sớm, các công xưởng nhỏ nhạy bén ngửi thấy mùi nên đã bán các món goods được một thời gian rồi.

Nhưng bên Hậu Lâm thì phải chờ thêm nữa độ nổi mới lan tới.

Anh đang nhắm đến sự chênh lệch về thời gian này.
Khương Tiêu chi 500 tệ mua một xấp đĩa phim truyền hình và băng nhạc của ca sĩ thần tượng ở cửa hàng băng đĩa, còn mặc cả được ít quà tặng đi kèm.
Những thứ này đều là hàng mới tại Hậu Lâm.

Anh định bán cho cửa hàng cho thuê băng đĩa cách cổng trường không xa.

Một mặt, bán thẳng đi có thể kiếm được tiền, mặt khác là khi mấy thứ này tạo thành trào lưu, Khương Tiêu sẽ lại kiếm được thêm càng nhiều tiền hơn nhờ chúng.
Dây cột tóc, túi đựng bút, mặt dây chuyền, móc chìa khóa, vòng cổ, vòng tay, poster, sticker, tấm card...!Khương Tiêu xem một lượt những thứ các nữ sinh bây giờ đang săn đón.

Anh cũng chọn hàng rất nghiêm túc, ép giá càng nghiêm túc hơn.
Dù sao tiền cũng có hạn, đây là lần buôn bán đầu tiên của anh, dựa vào đây có thể đoán được rốt cuộc học sinh bây giờ thích gì.
Trước khi Diệp Binh tới, Khương Tiêu đã đựng đồ đầy hai chiếc túi của mình.

Anh cẩn thận sửa soạn lại, cái nào cần bọc đều đã bọc kỹ, sợ món hàng nào đó sẽ bị hư hại.
Anh gọi điện cho Diệp Binh bằng máy bàn ở khách sạn, xác định thời gian và địa điểm chú đón anh.

Diệp Binh thay đổi địa điểm, không tới kho hàng khu công nghiệp bên này, Khương Tiêu phải ngồi bus khoảng một giờ để tới chỗ chú ở một khu công nghiệp khác.

Xe bus băng qua thành phố Liễu Giang, có thể thấy một số cao ốc văn phòng đã được xây xong.

Khương Tiêu ngồi bên cửa sổ xe bus nhìn ngắm bên ngoài.
Tới một trạm dừng, cạnh đó có một quán cà phê trang hoàng theo phong cách rất phương Tây, mấy thiếu niên tuổi sàn sàn anh đang ngồi sát cửa sổ, cầm chiếc máy ảnh mới mua cười hì hì chĩa ra ngoài cửa sổ chụp.
Khương Tiêu nhìn ánh đèn flash chợt lóe, có lẽ anh vô tình lọt ống kính rồi.

Nhưng xe bus chạy qua đó rất nhanh, anh cũng không đặt chuyện này trong lòng.

Một tấm ảnh mà thôi, anh cũng không phải người không thể gặp ai.
Khương Tiêu chỉ hơi cảm thán một câu trong lòng.

Thời đại này máy ảnh rất đắt, học sinh có thể coi nó thành món đồ chơi hẳn phải có gia cảnh không tồi.
Đối lập với đó, khoảng thời gian này Khương Tiêu ra ngoài mệt mỏi, còn trang điểm loạn xị ngậu để bản thân trông chín chắn hơn chút, quần áo lúc ra ngoài cũng khó tránh khỏi bị bẩn.

Anh mang theo toàn quần áo cũ dưới đáy tủ, khuân thêm túi lớn túi nhỏ, trông hệt một lao động nhập cư nhỏ luộm thuộm.
Nhưng mà không sao, xuất thân không phải thứ hâm mộ được.

Khương Tiêu rất quý trọng cuộc sống hiện tại.

Anh sẽ nỗ lực bằng chính sức của mình, để gia đình sống tốt hơn chút..


Đọc truyện chữ Full