TopTruyenHayNhat.Com

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Phải Hạnh Phúc, Mẹ Nhé!
Chương 1

1.

Cha ruột của tôi, là một lão súc sinh nghiện bạo lực gia đình, còn mắc chứng cuồng loạn.

Lão ta thỉnh thoảng đi qua đi lại trong thôn, trong mắt tràn đầy tơ máu. Khi gặp các bà các dì trong thôn, hắn luôn giống như con c h ó đ i ê n đang đ ộ n g d ụ c, cố ý móc thứ trong đũng qu@n ra đe dọa mọi người.

Về phần mẹ tôi, nghe mọi người trong thôn nói rằng bà ấy đã bị cha tôi lừa gạt từ đại học Giang Hoa về thôn, lúc đó bà ấy vẫn là người bình thường.

Người trong thôn không muốn tiếp xúc với quá nhiều với tên súc sinh đó, cũng không dám hỏi han hay can thiệp vào chuyện gia đình chúng tôi.

Dù sao khi gặp rủi ro, có thể trốn thì trốn. Thế là gần như cách một hai ngày, cả một thôn xóm cô đơn lại vang lên tiếng thét chói tai của tôi hoặc mẹ tôi.

Năm tôi tám tuổi, lão súc sinh cầm g ậ y s ắ t đ á n h mẹ tôi gần chet.

Bởi vì tôi đang chắn trước mặt mẹ tôi nên lão ta đã vứt thanh sắt, dùng tay túm lấy tóc tôi và đ ậ p liên tục vào tường.

Sau trận đánh này, tai trái của tôi bị điếc. Tôi nhát gan, sợ bị đánh nên đã chạy ra ngoài, lang thang suốt ba ngày trời chỉ nhặt rác và ăn đồ thừa.

Đó là những ngày yên bình nhất mà tôi từng trải qua. Thế cho nên sau đó khi lão ta phát bệnh, tôi vô thức trốn ra ngoài, để lại người mẹ q u è của mình một mình đối mặt với mọi chuyện.

Lần nào tôi cũng trốn ở bên ngoài hơn nửa ngày trời, sau đó lại lén lút trở về. Quỳ gối trước mặt mẹ tôi, nắm chặt lòng bàn tay của bà ấy, khóc đến chảy cả nước mũi.

“Mẹ, thật xin lỗi, xin lỗi... "

Nhưng lần sau, khi lão súc sinh lấy g ậy sắt hoặc k ìm lửa ra, trong cơn hoảng loạn cực độ tôi đã lựa chọn bỏ lại bà, tông cửa xông ra ngoài chạy trốn.

Mãi cho đến khi tiếng chửi rủa của người đàn ông trong sân im hẳn, tôi mới run rẩy lao về phía mẹ tôi đang hôn mê trong góc.

Miệng thì nói sợ bà ấy chet, nhưng khi xảy ra chuyện trong đầu tôi chỉ nghĩ cách tự bảo vệ mình.

Cho nên, tôi từ nhỏ đã là một tên nhát gan cực kỳ ích kỷ lại hèn nhát khiến người ta chán ghét. Lẽ ra phải là một trong những người mà mẹ tôi căm hận và chán ghét nhất trong đời.

Điều làm tôi buồn là bà ấy không bao giờ lên tiếng trách móc tôi, chỉ gánh hết mọi đau khổ về mình.

Nhiều đêm, mẹ lặng lẽ khóc, sau đó áp nhẹ vầng trán thâm tím vào bên tai trái bị điếc của tôi.

“Mạn Mạn, đừng sợ, có mẹ ở đây.”

Bà đối với tôi rất tốt, vẫn luôn không oán không hận. Thậm chí sau này, khi tôi đến tuổi dậy thì và phát triển, thú tính của lão súc sinh đó trỗi dậy nên đã cố gắng c ư ỡ ng h i ế p tôi.

Mẹ tôi chịu đủ mọi nhục nhã chưa bao giờ dám phản kháng, lần đầu tiên khập khiễng, k é o một thanh sắt rỉ sét đ á n h vào sau đầu lão súc sinh.

Lão ta tránh qua, lại một lần nữa đấm đá lên người mẹ tôi. Nhưng tôi là một kẻ đê tiện, hèn nhát, luôn quay đầu bỏ chạy khi mẹ tôi đứng ra vì tôi.

Thậm chí sau này tôi còn chà đạp lên sự thiện lương của bà, trộm đi hy vọng cuối cùng của mẹ tôi.

Tôi là một trong những hung thủ đã đẩy bà ấy vào đường cùng. Bà ấy nên hận tôi.

2.

Năm mười sáu tuổi, tôi trộm tiền mẹ tôi giấu trong bếp, tự mình đóng học phí, mua tài liệu giảng dạy mới.

Ngày đó không khí rất thơm, cha tôi say rượu còn đang mê man, khó có được một đêm không có tiếng đánh đập và chửi rủa.

Tôi mơ màng nhìn thấy mẹ tôi thu dọn đồ đạc, mặt mày hớn hở kéo chiếc chân què của bà lặng lẽ ra khỏi nhà lúc trời còn tối.

Đột nhiên tỉnh táo tôi len lén theo mẹ tôi ra khỏi thôn, cách một con đường tôi nhìn bà ngăn xe lại, cẩn thận lấy túi vải đen trong lòng ra.

Nhưng tiền gói bên trong, tất cả đều bị tôi đổi thành giấy vệ sinh. Mẹ tôi chỉ có thể trơ mắt đứng tại chỗ, nhìn chiếc xe buýt chở tất cả hy vọng của bà nghênh ngang rời đi.

Sau đó, bà ấy nhảy xuống sông.

"Mẹ….."

Đầu óc của tôi trống rỗng, tôi trượt chân từ trên cao xuống rồi ngã mạnh, chật vật nhảy xuống sông, kéo mẹ tôi bơi vào bờ.

Bàn tay khô gầy của bà, giống như cành cây khô quắt, không còn sức sống.

Ngay khi tôi cho rằng bà sẽ mắng tôi thậm chí còn đánh tôi để phát ti3t, thì mẹ tôi lại chỉ dùng hai bàn tay nứt nẻ che mặt. Khi đặt xuống, lệ rơi đầy mặt.

Ánh mắt thất vọng xen lẫn sự tuyệt vọng đó liên tục bào mòn trái tim yếu đuối và đáng khinh của tôi. Tôi nổi giận một cách khó hiểu.

Tôi ngồi phịch bên bờ quỳ xuống trước mặt mẹ tôi, nắm chặt cổ tay bà, mang theo tiếng khóc nức nở đánh đòn phủ đầu.

"Bà là mẹ tôi, đã sinh ra tôi thì phải chịu trách nhiệm với tôi, không thể chỉ lo cho bản thân rồi bỏ chạy mặc kệ tôi, bà đây là ích kỷ!" Tôi hét lên nói những lời giả dối.

Tôi chỉ muốn bà ấy chờ thêm một chút, chờ hai năm sau tôi tốt nghiệp cấp ba trưởng thành, hai mẹ con chúng tôi sẽ cùng nhau trốn, tôi có thể làm công ở bên ngoài chăm sóc bà ấy.

Nếu như bà ấy thật sự đi rồi, trong nhà chỉ còn lại tên súc sinh kia, tôi sẽ bị lăng nhục đến chet.

Nhưng khi lời nói ra khỏi miệng, chúng lại biến thành những tảng băng nhức nhối, mọi thứ biến thành nghĩ một đằng nói một nẻo.

Nhưng khi đó tôi vẫn ngây thơ cho rằng, năm tháng có thể mài mòn hết thảy những đau khổ. Tôi là con gái máu mủ ruột thịt của bà ấy, là người thân duy nhất bà có thể tin tưởng và gần gũi.

Nhưng tâm trí còn chưa trưởng thành, tôi không ý thức được, mỗi ngày tôi tồn tại luôn khiến mẹ tôi nhớ đến nỗi đau bị cha ruột của tôi tùy ý c ưỡng h iếp, ng ược đ ãi trong nhà bao năm qua.

Đối với đa số những người phụ nữ bị lừa bán mà nói, con và kẻ gọi là chồng của họ đều là hung thủ gián tiếp làm hại họ, ép họ phải rời khỏi những người thân yêu của mình.

Người thân của bọn họ ở phương xa, giấu ở trong những hồi ức xa xôi, trở thành hy vọng xa vời khó có thể chạm vào nhất.

3.

Từ ngày đó trở đi, mẹ tôi như một cái vỏ rỗng chỉ biết thở. Bà ấy không mở miệng nói nữa, cũng không gọi tôi là "Mạn Mạn".

Mặc dù tôi một lần lại một lần bảo vệ ở trước người mẹ tôi, ngăn cản lão súc sinh càng ngày càng đ á n h đ ậ p tàn nhẫn hơn.

Bà ấy vẫn luôn trong trạng thái mất hồn, ánh mắt mơ hồ và trống rỗng, không có phản ứng gì.

Sau này khi tìm đọc tư liệu, tôi mới hiểu được trạng thái này của mẹ tôi cũng là một loại bệnh tâm thần. Không có bác sĩ tâm lý chuyên nghiệp khuyên bảo cùng thuốc hỗ trợ, là sẽ chet người.

Nhưng tôi lúc ấy cái gì cũng không biết, chỉ nghĩ bà ấy oán hận tôi. Thật tuyệt vọng!

Tôi nghĩ chỉ cần chờ đến khi tôi có thể đưa bà ấy đi, chờ tôi cho bà ấy sống một cuộc sống tốt hơn. Chờ tôi giúp mẹ tìm được người nhà của bà, mẹ tôi khẳng định sẽ tha thứ cho tôi. Nhưng ngay cả mẹ tôi bị bệnh tôi cũng không biết.

Ba năm qua, tôi đã nghe đủ những lời chửi rủa giễu cợt của những kẻ bắt nạt trong trường "Người điếc sao lại nằm mơ giữa ban ngày".

Nhưng tôi vẫn kiên trì học tập điên cuồng trên sân thượng tòa nhà dạy học. Chỉ cần thi đậu, tôi có thể mang mẹ tôi đi, vì mấy năm trước ích kỷ tôi muốn chuộc tội, cho nên tôi phải đi.

Ý nghĩ vừa buồn cười vừa đáng buồn này quanh quẩn trong đầu tôi hơn hai năm, đã đẩy tôi vào ngõ cụt "chỉ có thể thành công". Thậm chí suýt nữa làm tôi phát điên.

Nhưng nghĩ tới mẹ tôi bị nhốt ở nhà, tôi lại không dám để cho mình xảy ra bất cứ sự cố gì. Dù sao mẹ tôi cũng chỉ có mình tôi.

Năm 2007, tôi mười tám tuổi, kết thúc kỳ thi đại học và trở thành học sinh trung học duy nhất của xã chúng tôi thi đậu khoa chính quy.

Nhưng buổi chiều hôm nhận được giấy trúng tuyển, tôi đã bán nó cho một nhà giàu mới nổi ở thị trấn bên cạnh, bán được một ngàn hai trăm đồng.

Bởi vì trạng thái của mẹ tôi không còn như trước, ý niệm đưa mẹ tôi chạy trốn đã vượt xa khát vọng của tôi đối với cuộc sống đại học.

Trường học có thể thi lại, nhưng mẹ tôi chỉ có một. Tôi chỉ muốn đưa mẹ tôi đi sớm một chút. Một giờ trước khi xách túi trên lưng đi sang thị trấn bên cạnh lấy tiền, tôi ngồi xổm trước mặt mẹ tôi. Nhẹ nhàng ôm bà đang cuộn tròn trong góc, cọ cọ thái dương của bà.

“Mẹ, mẹ nhất định phải chờ con trở về, con đưa mẹ đi.”

Tôi, một kẻ hèn nhát suốt bao nhiêu năm, cuối cùng đã có thể đưa mẹ tôi cao chạy xa bay.

Chạy băng băng trên con đường nhỏ tự do ở thôn quê, đầu tôi đầy mồ hôi vì đón cơn gió nóng giữa hè, không kìm chế được mà khóc.

Khi tôi ôm cặp sách chứa đầy rất rất nhiều tiền từ thị trấn cách đó mười km nhảy nhót chạy như điên về nhà, trong ngoài nhà tôi lại vây quanh một đống người.

Trong số đó, thứ bắt mắt nhất là chiếc xe cảnh sát bong tróc vài lớp sơn đậu bên ngoài đám đông.

“Mẹ……!”

Hoảng hồn, tôi chen qua đám đông lao vào sân nhưng không cẩn thận lảo đảo một cái, cả người ngã mạnh trên mặt đất.

Giữa cái hè nóng bức, tôi ôm cặp sách ngã rạp xuống đất, lòng bàn tay bị đá cọ rách đau rát, toàn thân không ngừng rét run.

Lão súc sinh bị mấy cảnh sát giữ chặt không thể động đậy, miệng mắng chửi nói lời dơ bẩn khó nghe.

Mẹ tôi nằm trên bãi đất trống trong sân, vải trắng sạch sẽ che kín toàn thân. Bà ấy không thể đợi tôi quay lại. Lúc lão súc sinh phát bệnh, đã dùng c uốc s ắt đ ánh chet mẹ tôi.

4.

Tôi nắm chặt số tiền đó trong tay, và bị người trong thôn chỉ trỏ.

Tôi bỏ tr o c ốt của mẹ vào hộp gỗ đàn hương, một đường lang bạc tới Ninh Hoài. Tôi nợ mẹ tôi điều đó.

Nghĩ đến tôi cũng to gan, nghe nói đại học Giang Hoa tọa lạc ở trung tâm Ninh Hoài Thành, tôi liền ôm chiếc hộp gỗ đựng đầy sách lên chuyến tàu màu xanh lá cây đi về phía Nam.

Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc đi xa một mình như vậy có bị lạc hay không, dọc đường có gặp phải nguy hiểm gì không…

Cũng có thể, lúc ấy tôi một lòng một dạ chỉ muốn mang theo mẹ tôi thoát khỏi nơi chướng khí mù mịt kia.

May mắn thay, có lẽ là mười mấy năm quá mức bất hạnh, ông trời cuối cùng cũng buông tha cho tôi một lần, không để cho tôi gặp phải khó khăn gì.

Tôi tiêu hết tất cả tiền tiết kiệm, cẩn thận a n t áng chiếc hộp gỗ chứa mẹ tôi ở nghĩa trang ngoại ô Ninh Hoài Thành.

Khắp nơi đều là hoa, yên tĩnh và thanh bình, cách đại học Giang Hoa cũng không tính là quá xa, là một nơi tốt để cho mẹ tôi yên tâm an nghỉ.

Ở Ninh Hoài phiêu bạt làm công hơn một năm, tôi vô số lần dừng chân trước cổng trường đại học Giang Hoa ngẩn người.

Mỗi ngày người ngoài tham quan trường học đều rất nhiều, nhưng tôi lại không dám bước vào, cho đến khi bị một cô gái nhiệt tình kéo vào.

Trong phòng học, tôi nhìn thấy một tấm ảnh vừa mơ hồ vừa quen thuộc, góc dưới bên phải đánh dấu tên và lớp của cô ấy: Trầm Chi Ngọc, khoa y học lâm sàng lớp A.

Bà ấy không còn là "người điên", "người què" trong dân làng, cũng không còn là bộ dáng tóc bù xù khô héo. Trong ảnh bà ấy nhìn tôi bằng hình dáng xinh đẹp, điềm đạm.

"Nghe nói vị này là tưởng niệm hơn nửa đời người của giáo sư Hứa Lan Đình, chỉ tiếc hai mươi sáu năm trước không rõ tung tích..."

"Hiện giờ giáo sư Hứa vẫn độc thân một mình, vô số lần trước mặt học sinh nhắc tới tình yêu lạc lối của mình, ông trời thật sự không có mắt mà."

Tôi trốn ở trong góc tối, mặc cho móng tay bén nhọn đ â m thật sâu vào lòng bàn tay, nước mắt cứ thế rơi xuống liên tục.

Bà ấy là con gái bảo bối của nhà người khác, vốn nên có cuộc sống và tương lai thuộc về mình, cùng với người chồng yêu thương bà sâu đậm.

Chứ không phải là bộ dáng nhếch nhác, què quặt, lại phải co ro trong góc ẩm ướt, mất hết tôn nghiêm, còn cơ thể thì đầy những vết sẹo khủng khiếp vì bị đ ánh đ ập, h ành h ạ vô nhân đạo trong nhiều năm.

Hôm qua, một người bạn của tôi đã viết thư cho tôi và nói với tôi rằng bởi vì tên súc sinh đó có bệnh tâm thần, nên tòa án đã tuyên án tù chung thân thay vì t ử h ình.

Người tốt chet không nhắm mắt, người xấu sống tạm trên thế gian. Nếu tôi không lấy tiền chạy trốn của bà ấy, có lẽ mẹ tôi đã được trở lại cuộc sống cũ.

Đọc truyện chữ Full