TopTruyenHayNhat.Com

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Tiểu Thư Hầu Phủ
Chương 24: Lựa chọn

Cảnh Dực mới bảy tuổi đã bị ép trưởng thành, chỉ có điều cái giá của sự trưởng thành này dường như cũng khá lớn.

Cảnh Dực bước nhanh qua đón, vui mừng gọi một tiếng: "Bảo Muội."

"Chào Cảnh Dực ca ca." Vương Tự Bảo vừa nói vừa lễ phép hành lễ với hắn.

Cảnh Dực vội vàng đáp lễ, sau đó vươn tay ôm lấy Vương Tự Bảo.

Miệng còn oán trách nói: "Sao mới hơn một năm không gặp mà Bảo Muội đã xa lạ với ta như thế."

Vương Tự Bảo thầm khinh bỉ.

Đại ca, huynh nói như thể hai chúng ta thân quen lắm nhỉ.

Vương Dụ Đinh đứng một bên cười khà khà, gãi đầu, nói: "Mau vào phòng đi, ở đây nắng quá, đừng để Bảo Muội nhà ta bị rám nắng, nếu không ta phải chịu hết đấy."

Nghe thấy câu này, Cảnh Dực lập tức đổi tay ôm lấy Vương Tự Bảo, tay kia che trước đầu Vương Tự Bảo rồi bước vào phòng.

Họ vào tới đại sảnh, lập tức có nha hoàn thay nước trà và điểm tâm trước đó của Cảnh Dực.

Vương Tự Bảo không tùy tiện ăn thức ăn ngoài Mai Hương Viện và Vinh Khánh Đường.

Mỗi lần ra ngoài, các nha hoàn của Vương Tự Bảo đều mang theo một ít đồ cho cô bé.

Chờ lúc Vương Tự Bảo ngồi xuống, Hương Vu tự động dọn trà và điểm tâm mà Vương Tự Bảo thường dùng ra.

Thường ngày cô bé không uống trà, chỉ uống nước sôi, sớm tối thì uống một ít sữa dê tươi.

Không phải là cô bé không muốn uống sữa bò, mà vì ở đây bò rất quý, phần lớn đều dùng để cày ruộng. Vì thế Tưởng thị sai người nuôi dê ở mảnh đất hồi môn của mình. Sáng tối mỗi ngày người hầu sẽ vắt sữa dê tươi rồi lập tức mang tới Hầu phủ.

Một phần sữa dê mang tới dùng để nấu cho Vương Tự Bảo uống, phần còn lại để cho Vương Tự Bảo tắm.

Sau này vì không thể thuyết phục được Vương Tự Bảo, mỗi ngày Tưởng thị cũng phải tự uống sữa dê đồng thời còn dùng sữa dê để tắm.

Sau khi dùng được một thời gian mới thật sự khiến Tưởng thị phát hiện ra có rất nhiều lợi ích.

Da của bà trở nên càng ngày càng trắng mịn, dung nhan cũng yêu kiều hơn trước rất nhiều. Cộng thêm thời gian hồi phục sau kì sinh đẻ, lúc đầu Vương Tử Nghĩa còn có chút ép buộc khi phải ở lại Mai Hương Viện, bây giờ đã hoàn toàn cam tâm tình nguyện rồi.

Vương Tử Nghĩa bỏ chút tâm ý để nịnh nọt một thời gian, cuối cùng Tưởng thị cũng dần mở nút thắt trong lòng.

Trong chuyện phòng the, ban đầu Tưởng thị cũng qua loa cho xong chuyện, bây giờ đã trở nên chủ động. Cộng thêm Vương Tử Nghĩ tận tình chỉ dạy trong nên hai người càng ngày càng dung hòa hơn.

Chuyện này dường như cũng khiến hai người tìm lại được cảm giác lúc vừa mới thành thân.

Cảnh Dực ôm lấy Vương Tự Bảo không buông, như thể nếu buông Vương Tự Bảo ra sẽ mất đi cả thế giới vậy.

Lúc này Cảnh Dực còn chưa biết tình yêu là cái thứ gì? Vương Tự Bảo hình như là một nỗi nhớ vô bờ của cậu ở Ung Đô vậy, là một mục tiêu để cậu có thể chống đỡ, để trở nên càng ngày càng mạnh mẽ hơn.

Gọi Vương Tự Bảo tới nhưng căn bản Cảnh Dực không biết nên nói những gì với cô bé? Chỉ biết không ngừng căn dặn Vương Tự Bảo, nhất định nhớ kỹ mình, tuyệt đối không được quên mình. Cậu cũng nhất định sẽ không quên Vương Tự Bảo. Nói Vương Tự Bảo mau lớn lên, chờ cậu quay trở về…

Mãi cho tới phía bên Vương Tử Nghĩa thúc giục, Cảnh Dực mới buông tha cho Vương Tự Bảo, để cô bé quay về.

Phút cuối, cậu dúi một chiếc ngọc bội bạch ngọc Dương Chi hình ngọn sóng rất đẹp mà mình luôn đeo bên người tặng cho Vương Tự Bảo. Đây là quà sinh thần mà mẫu thân tặng cho cậu lúc sinh thần năm tuổi, bên trên có khắc hai chữ Cảnh Dực, Cảnh Dực vẫn luôn coi nó là bảo vật.

Gọi là có qua có lại mới toại lòng nhau, chưa được sự đồng ý của người ta, Cảnh Dực đã tự ý lấy chiếc vòng tay có chiếc chuông nhỏ mà Vương Tự Bảo đeo trên cổ tay phải, nhét vào trong ngực mình.

Cảnh Dực rời đi cũng không ảnh hưởng tới cuộc sống của Vương Tự Bảo, mọi thứ vẫn tuần tự diễn ra.

Lúc Vương Tự Bảo ba tuổi, Vương lão Hầu gia vốn đã tuổi già sức yếu nay bắt đầu nhậm chức, dạy công phu võ thuật cho Vương Tự Bảo.

Vương Tự Bảo không muốn ảnh hưởng đến chiều cao, lại không có kiên nhẫn để đứng tấn, hơn nữa, cũng không muốn luyện thành cao thủ tuyệt thế gì nên đã bỏ qua môn đứng tấn khô khan này. Mỗi ngày, với sự hết lòng chỉ dạy của Vương lão Hầu gia, Vương Tự Bảo đã nắm vững được khinh công và các chiêu thức võ công trong bộ sách võ thuật.

Nếu cháu gái nhỏ nhà mình đã từ bỏ môn đứng tấn cơ bản vậy thì chỉ có thể bù đắp từ nội công tâm pháp thôi.

Vì thế Vương lão Hầu gia gia tăng tu luyện nội công tâm pháp cho Vương Tự Bảo.

Hầu phu nhân Lý thị cảm thấy cháu gái nhỏ nhà mình cho dù học võ công cũng cần phải xinh đẹp, thế là bắt lão Hầu gia chọn một bộ công pháp đánh quyền tư thế đẹp mắt.

Cứ như vậy mà làm khó Vương lão Hầu gia.

Đấu quyền này chú trọng chắc, chuẩn, mạnh, ông chưa từng nghe nói có ai luyện công pháp này là vì đẹp mắt.

Vì vậy Vương lão Hầu gia sai người đi tìm vũ cơ cực kỳ nổi tiếng của Ung Đô là Hoa Vân Gian, tới dạy cháu gái nhỏ nhà mình nhảy múa.

Vương Tự Bảo còn nhỏ mà phải dung hợp hai thứ này, ông còn đặc biệt dặn đi dặn lại, lúc biểu diễn trước mặt tổ mẫu cô bé phải cố gắng hết mức các động tác nhảy múa.

Kết quả nhân ngày mừng thọ năm mươi lăm tuổi của tổ mẫu, Vương Tự Bảo nhảy một đoạn múa kiếm đã chiếm được tiếng hoan hô tán thưởng của cả sảnh đường.

Đến lúc này, Hầu phu nhân Lý thị cũng không làm phiền tới việc tướng công mình dạy Vương Tự Bảo võ công nữa. Có điều, đối với việc cơ thể trắng nõn mũm mĩm vô cùng đáng yêu trước kia của cháu gái nhỏ nhà mình càng ngày càng thon thả, một mặt Hầu phu nhân Lý thị cảm thấy nữ nhi nhà mình đã gầy đi ít nhiều, cao ráo xinh đẹp hơn, mặt khác cảm thấy cháu gái nhỏ nhà mình mập mạp trắng trẻo mới đáng yêu.

Vì vậy bà vẫn luôn băn khoăn, thấy cháu gái nhỏ nhà mình không ăn ít đi mà dáng người lại càng ngày càng thon thả.

Ôi chao, dáng người nhỏ nhắn tròn trịa trước kia ôm thích hơn bây giờ nhiều. Đây là sự tán đồng hiếm có mà mọi người đều công nhận.

Chớp mắt mới đó mà Vương Tự Bảo đã qua sinh thần năm tuổi.

Bây giờ cô bé có làn da nõn nà (cảm ơn những người trên trang trại mỗi ngày mang sữa dê tới), càng lớn càng xinh đẹp (cảm ơn phụ thân mẫu thân đã tạo gen tốt cho mình), dáng người càng ngày càng mảnh khảnh, càng ngày càng thon dài (cảm ơn gia gia, cảm ơn lão sư dạy múa đã vất vả cần cù đào tạo cô bé).

Thấy nhà mình đào tạo ra được nụ hoa yêu kiều đang mùa nở, trên dưới đều vô cùng vui mừng.

Lúc này, Vương Tự Bảo lại càng cần đối mặt với lựa chọn đầu tiên trong cuộc đời mình.

Thông thường thì trẻ lên năm tuổi sẽ bắt đầu đi học.

Có người thì chọn học ở trong gia tộc, người thì tới học viện học, đứa thì tìm thầy để dạy riêng. Bé gái thì có thể lựa chọn tới khuê phòng, học những phép tắc lễ nghi tiểu thư khuê các.

Như thứ tử và con cháu dòng bên nhà vương gia quyền quý thì sẽ không do dự gì mà tới gia tộc để học. Đích tử vương gia thì sẽ được gửi tới Học viện Hoàng gia để học hành. Dòng chính vương gia đã mấy đời rồi không có đích nữ, vì vậy chưa từng đề cập tới vấn đề đích nữ sẽ tới học viện hay khuê phòng đọc sách?

Vì thế giữa mọi người nảy sinh ra nhiều sự bất đồng mãnh liệt về vấn đề này.

Hầu phu nhân Lý thị đại diện cho ý kiến tương đối thống nhất của nữ quyến, muốn bồi dưỡng cháu gái nhỏ bảo bối nhà mình trở thành tiểu thư khuê các, vì vậy đề cử tới khuê phòng.

Phía nam quyến chia thành hai phe. Vương lão Hầu gia đại diện cho các vị trưởng bối tự nhận rằng cháu gái nhỏ nhà mình thông minh tuyệt đỉnh, không thích hợp đi học cùng với người khác. Vì thế hy vọng có thể mời thầy dạy riêng cho Vương Tự Bảo.

Vương Dụ Trạch đại diện cho tiểu bối muốn Vương Tự Bảo ghi danh Học viện Hoàng gia dành cho nữ sinh. Lý do là có thể kết giao với nhiều quyền quý. Không chừng còn có thể tìm được một lang quân như ý trong học viện nữa.

Không ngờ câu nói cuối cùng của Vương Dụ Trạch lại lay động được trên dưới cả nhà.

Đúng vậy, lúc kết thân không thể không nghĩ tới việc môn đăng hộ đối. Có thể tới học ở Học viện Hoàng gia thì là gia đình không giàu cũng quyền quý, gia sự căn bản không là vấn đề gì. Bảo Muội nhà mình ưu tú như vậy, nhất định sẽ có rất nhiều người yêu thích, tới lúc đó chúng ta cứ ngồi chờ mà chọn thôi. Mặt khác, Bảo Muội nhà chúng ta tới đó có thể đích thân khảo sát phu quân tương lai của mình, nhân tiện vun đắp tình cảm, quả là một công đôi việc.

Nhưng từ điều này, Vương Tự Bảo biết rằng mình may mắn biết bao khi được sinh ra trong gia đình này.

Cô bé sụt sịt mũi, khóe mắt đỏ ngầu nhào vào lòng tổ mẫu mình, nũng nịu nói một câu: "Cảm ơn mọi người."

Quả thật phải cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn mọi người cho con điều kiện vật chất tốt như vậy; cảm ơn mọi người dành cho con tình yêu lớn đến thế; cảm ơn mọi người vì con mà từ bỏ sự kiên trì của mình; cảm ơn mỗi người đều chân thành nghĩ cho con...

Tóm lại thật sự phải cảm ơn rất nhiều rất nhiều.

Điều này cũng khiến Vương Tự Bảo nhận thức rõ ràng rằng, tương lai vì những người này, vì gia tộc này, cô bé cũng có thể hoàn toàn từ bỏ sự kiên trì của mình, từ bỏ ước mơ của mình, giống như phụ thân mình vậy, cam tâm tầm thường không có lý tưởng như thế.

Trải qua mấy năm này, trai gái nhà họ cũng từng người từng người một trưởng thành, tới tuổi nói chuyện mai mối rồi.

Đích tử nhà mình tất nhiên là do người làm mẫu thân Tưởng thị lo liệu rồi. Nhưng mà vẫn còn một Vương Tứ nương, năm nay đã mười sáu tuổi. Vốn dĩ Tưởng thị đã nhắm được mấy thứ tử nhà quyền quý, cũng có mấy nhà có ý cho hôn sự của nàng rồi.

Nhưng mà Tam di nương vẫn luôn nghe lời Tưởng thị lần này lại không nghe theo. Bà kiên quyết phản đối việc gả Vương Tứ nương cho thứ tử gia đình phú hộ quyền quý làm đích thê*.

(*) Đích thê: Vợ cả

Chủ yếu là sợ Vương Tứ nương gả qua đó sẽ bị kẹp giữa hai bên mẫu thân nhà chồng.

Một người là đích mẫu* của trượng phu, một người là sinh mẫu** của trượng phu.

(*) Đích mẫu: mẹ cả.

(**) Sinh mẫu: mẹ đẻ.

Tính cách của Vương Tứ nương vô cùng yếu đuối, là thuộc về kiểu trái hồng mềm, người khác có bóp thế nào thì cứ để như thế. Tam di nương thật sự rất sợ Vương Tứ nương không thể đối phó được những chuyện lớn nhỏ trong nhà. Vì thế kiên quyết phản đối gả Vương Tứ nương tới những gia đình như thế.

Thật ra suy nghĩ của Tam di nương không phải hoàn toàn không có lý. Nhưng mà, bà vốn không hề nghiêm túc phân tích tỉ mỉ xem những hộ gia đình mà Tưởng thị tìm cho Vương Tứ nương đều là những gia đình như thế nào.

Thứ tử của những gia đình này cũng giống như Hầu phủ, chỉ cần thành thân sẽ phân ra ở riêng. Vương Tứ nương được gả qua đó có thể có môn hộ của riêng mình, làm chủ gia đình.

Hơn nữa những thứ tử này, bất luận là tướng mạo hay học vấn đều rất tốt. Tin rằng sau này bất luận là dựa vào bản thân hay dựa vào gia thế, họ đều có tiền đồ rộng mở.

Một điểm khác nữa, đó chính là môn đăng hộ đối. Hơn nữa do hai người đều là con vợ lẽ, sự giáo dục từ nhỏ cũng gần như nhau. Vì thế, đến lúc sau khi thành thân khẳng định sẽ có sự đồng cảm. Như thế sẽ không lo sau khi gả qua đó, Vương Tứ nương sẽ làm trượng phu không vui. Tưởng thị cũng là đứng trên góc độ của Vương Tứ nương suy nghĩ mới nhắm tới thứ tử của những gia đình này.

Nhưng mà Tam di nương người ta không thể chấp nhận. Bà cũng không phải là đích mẫu độc ác gì, nên không ép buộc người khác chấp nhận.

Vì vậy cuối cùng, hôn sự của Vương Tứ nương do Vương Tử Nghĩa đứng ra, đã xác định là một sĩ tử tiến kinh thi cử.

Lần này Tam di nương mừng rỡ đồng ý, dẫn Vương Tứ nương tới ở viện tử của mình để chuẩn bị của hồi môn.

Đọc truyện chữ Full