Nghe xong lời này, Phó Minh Hoa nghiêng đầu nhìn An ma ma, trên mặt bà mang theo ý cười cùng xúc động, cúi đầu xuống liền thấy Phó Minh Hoa nhìn bà, từ dung mạo này có thể mơ hồ thấy được bóng dáng của Tạ thị thời thiếu nữ, chỉ là trông khỏe mạnh hơn Tạ thị gầy gò mảnh mai, An ma ma chỉ cảm thấy vô cùng yêu thích, lại kéo nàng vào lòng: "Tam gia cũng từng thấy qua người, năm đó lúc người mới sinh ra, còn ôm qua người nữa mà, chỉ là người không nhớ được thôi."
Bà dắt tay Phó Minh Hoa đi vào trong nhà.
Đôi bàn tay khô gầy ấm áp nắm lấy đôi bàn tay mềm mại trắng nõn của tiểu thiếu nữ, Phó Minh Hoa ngửa đầu nhìn bà, dùng ngón tay nắm chặt lòng bàn tay bà.
"Thiếu phu nhân biết Tam gia sẽ tới, tâm tình tất nhiên sẽ tốt." An ma ma có chút do dự nhìn Phó Minh Hoa, cúi người ở trước mặt nàng sửa sang lại áo lông chồn bị nước mưa thấm ướt khiến lông dính thành từng mảng, nhỏ giọng nói: "Nhưng không được hỏi đến chuyện của Quý phi nương nương, cũng không thể nhắc đến chuyện Đinh phu nhân, nói về chuyện của Tam gia thôi."
Ánh mắt bà không nhìn Phó Minh Hoa, chỉ nhắc nhở một câu như vậy, khiến Phó Minh Hoa rũ lông mi xuống, khẽ lên tiếng.
Trong phòng, Tạ thị quả thật là rất vui vẻ, không biết có phải vì đệ đệ đến hay không mà trên mặt bà hiện lên hai rặng mây hồng.
Thấy An ma ma dắt Phó Minh Hoa đi vào nụ cười liền cứng lại, An ma ma buông tay Phó Minh Hoa ra, Phó Minh Hoa đi tới chỗ Tạ thị nói: "Mẫu thân khỏe hơn chưa?"
Tạ thị gật đầu, trong tay còn cầm một phong thư.
An ma ma ở bên cạnh nháy mắt với Phó Minh Hoa, hiển nhiên là muốn nhắc nhở nói về chuyện Tạ tam gia, Phó Minh Hoa cười cười: "Cữu cữu gửi thư đến ạ?"
Tạ thị xuất thân là dòng chính của Tạ gia Giang Châu, phụ thân Tạ Ứng Vinh cưới đích trưởng nữ của Chúc gia là Liên Hải làm vợ, Chúc gia sinh ba trai hai gái, trên Tạ thị có hai vị huynh trưởng và một đích trưởng tỷ, Tam gia Tạ Lợi Trinh này là đệ đệ duy nhất của bà.
Đệ đệ này kém bà bốn tuổi, khi sinh Tam cữu cữu thì Chúc thị cũng không còn trẻ nữa, suýt nữa thì một xác hai mạng, sau khi sinh đứa con này ra thân thể bị thương tổn, sau đó không thể mang thai được nữa.
Khi đó thân thể Chúc thị bị thương tổn rất nặng. Đối với nhi tử mà mình đã mạo hiểm tính mạng để sinh ra này vô cùng thương yêu, dẫn đến toàn thể Tạ gia đều sủng y, tình cảm của Tạ thị và người đệ đệ này cũng rất tốt, trước kia khi chưa xuất giá đối với người đệ đệ này là bảo vệ trăm bề.
Hôm nay nghe được Tạ Lợi Trinh muốn đến Lạc Dương, Tạ thị tự nhiên vô cùng kích động, ngay cả ngày đó Thôi quý phi hi vọng bà hỗ trợ "giải quyết khó khăn" mà trở thành tâm bệnh cũng lập tức không cần thuốc đã khỏi.
Lúc này nghe Phó Minh Hoa nhắc đến Tạ Lợi Trinh, Tạ thị cười gật đầu: "Đúng vậy, cữu cữu con nhanh thì hai ba ngày, chậm thì bốn năm ngày nữa sẽ đến Lạc Dương."
Bà cầm thư trong tay, lại xem đi xem lại: "Cữu cữu con cũng gặp con một lần rồi, năm nay đệ ấy hai mươi ba rồi, nghe nói đã làm cha..."
Tạ thị nói xong, giọng hơi trầm xuống, trong mắt đã có hơi nước: "Đã nhiều năm không gặp, có lẽ đã thay đổi rất nhiều." Bà tự nhiên nhớ tới, cũng quên mất Phó Minh Hoa đang ở trước mặt.
Bà không nghĩ đến Phó Minh Hoa, Phó Minh Hoa cũng không khó chịu mà bắt đầu suy nghĩ đến ý đồ của Tạ Lợi Trinh khi đến đây.
Tạ gia có thể sai nhi tử vợ cả đi đến kinh thành, có lẽ không chỉ đơn giản là tặng lễ cho Tạ thị.
Nàng cố gắng nhớ lại tình cảnh trong giấc mơ, chỉ mơ hồ nhớ rõ cữu cữu và cữu mẫu xuất thân từ Âm gia Hoài Nam đi đến Lạc Dương, còn mang theo hai hài tử, có lẽ là cảm thấy cữu cữu và cữu mẫu cùng với hai hài tử bọn họ dắt tới không có ảnh hưởng gì đến mình, nên trong tiềm thức của "Phó Minh Hoa" trong giấc mơ cũng không nhớ tới chuyện này, ngay cả tên cũng không nhớ ra.
Chỉ nhớ rõ năm đó cữu cữu đến, đã mang đến rất nhiều châu báu đồ trang sức, ngoài da lông dược liệu và các đồ vật trân quý, còn mang đến cho nàng không ít trò chơi mới lạ cực kỳ khó có được.
Phó Minh Hoa từ trong viện của Tạ thị đi ra, vẫn còn nhíu mày suy nghĩ.
Tạ Lợi Trinh đến, nói không chừng cũng không phải ngẫu nhiên, nhưng người đáng làm cho Phó Minh Hoa chú ý, chính là tam cữu mẫu Âm thị này.
Từ tình cảnh trong giấc mơ, thì xem ra bà ta là người vừa khôn khéo vừa cao ngạo, tính cách lại không quá dễ dàng để thân thiết.
Sau khi Đại Đường lập quốc, triều đình cũng không tuyên bố cáo về lệnh kiểm soát vũ khí.
Nói cách khác là dân chúng cũng có thể chế tạo binh khí, nhưng hoa văn khắc trên binh khí và vó ngựa không được phép sử dụng hoa văn của cấm vệ quân và tất cả các phủ vệ, khôi giáp không thể có hình long, phượng. Tư binh và thường dân các loại mà quyền quý nuôi dưỡng thì không được mặc quần áo màu đỏ tím bên ngoài, có thể thấy cũng không có quá nhiều lệnh cấm.
Chính bởi quy định này, cho nên ở Đại Đường không ít thế lực đều thích mời chào môn khách cùng huấn luyện nuôi tư binh.
Mà trong đó Âm thị ở Hoài Nam lại có chút lai lịch. Âm gia là một dòng họ cổ có từ hơn nghìn năm trước. Từng có sách cổ ghi chép lại, Âm gia chính là hậu nhân của Quản Trọng hậu duệ Chu thiên tử, mãi đến đời cháu thứ bảy mới đến nước Sở làm Âm đại phu [1], từ đó mới sửa thành Âm thị
[1] Một chức quan.
Âm thị nguyên quán ở Nam Dương, qua mấy trăm năm, ở đó sinh sôi lớn mạnh, hiển hách một đời.
Thẳng đến giai đoạn giữa triều Trần, triều đình bắt đầu chèn ép Âm thị, Âm thị bị chèn ép suýt nữa đã diệt tộc.
Vì tránh tai ương diệt tộc, Âm thị chuyển nhà đến Hoài Nam, ẩn nhẫn mà sống.
Đến giai đoạn sau của triều Trần, hoàng đế ngu ngốc, chính quyền mục nát, Âm thị thừa cơ quật khởi, chuyện này toàn bộ cũng chỉ mất hơn một trăm năm. Âm thị ngày xưa suýt bị triều đình tận diệt đã có cơ hội để nghỉ ngơi lấy sức, tự nhiên liền cắm rễ phát triển ở Hoài Nam.
Sở dĩ lần thứ hai sau khi Âm thị quật khởi có thể đứng cùng hàng ngũ với ba nhà Tạ, Thôi, Chúc, là bởi vì sinh kế của Âm thị cùng một nhịp thở với triều đình.
Âm gia am hiểu chế tạo vũ khí, khôi giáp, từ thời tiền triều đã vang danh thiên hạ, binh khí, khôi giáp sản xuất từ Âm thị Hoài Nam, hàng năm triều đình đều mua với số lượng rất lớn.
Có thể nói nhà họ Âm tuy là hậu sinh khả úy, nhưng phú khả địch quốc, lai lịch và xuất thân, mọi thứ đều không kém cạnh mấy gia tộc khác.
Âm thị là dòng chính nữ của dòng chính Âm gia, xuất thân từ gia tộc như vậy, tự nhiên là có vốn liếng để kiêu ngạo.
Bốn dòng họ có quan hệ thông gia với nhau, đồng khí liên chi [2], Tạ Lợi Trinh cưới Âm thị cũng không phải chuyện gì hiếm lạ, nhưng nhà bọn họ đến Lạc Dương làm gì?
[2] đồng khí liên chi: giống như cây liền cành
Phó Minh Hoa suy nghĩ hồi lâu, lướt qua từng mối quan hệ trong đầu mấy lần, nhưng vẫn không phát hiện được có gì kì lạ.
Từ sau khi Phó Nghi Cầm trở về, nàng đã bắt đầu đúc kết mọi thứ, kết hợp với tình cảnh trong giấc mơ, rồi tình cờ phát hiện ra Phó hầu gia kết minh với Dung phi, khiến cho Thôi quý phi rơi vào cảnh khốn cùng phải rối rắm suy nghĩ.
Thậm chí bao gồm cả việc Thôi quý phi giao tình huống bất lợi này cho Tạ thị xử lý, Phó Minh Hoa đều đã nghĩ đến, thậm chí nàng còn mơ hồ đoán được trong giấc mơ rốt cuộc vì nguyên nhân gì mà Tạ thị lại chết, nhưng lại không thể đoán được phu phụ Tạ Lợi Trinh tới đây làm gì.
Nàng cau mày, hình như trong giấc mơ phu phụ Tạ Lợi Trinh đến giống như là cũng không có ảnh hưởng gì đến "Nàng", chẳng lẽ thật là mình đa nghi, hay là có chỗ nào mình bỏ sót, hoặc là không biết?
"Đại cô nương uống chén canh cho ấm người."
Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Vận Mệnh Thế Gia
Chương 36: Mục đích đến
Chương 36: Mục đích đến