Theo Lý Văn Chính ra lệnh một tiếng, hai võ sĩ giáp bạc xông thẳng vào.
Muốn trực tiếp bắt người ngay tức thì.
Thẩm Lãng trong lòng cười thầm.
Lý Văn Chính, ngươi rốt cục vẫn phải nhảy ra ngoài rồi.
Ngươi đường đường nhị giáp tiến sĩ, Ngân y Tuần sát sứ đúng là vẫn trở thành đao trong tay người khác.
Không cần tiền đồ tốt đẹp lại đi tìm cái chết!
Thẩm Lãng cười hỏi:
- Lý đại nhân, ta cũng muốn biết, ta chết đến nơi như thế nào?
Lý Văn Chính thưởng thức ly rượu trong tay, thản nhiên nói:
- Ngươi không chỉ chết đến nơi rồi, mà còn phải vạ lây phủ Bá tước Huyền Vũ. Tiểu thư Mộc Lan, nàng có thể sẽ bị dính líu, mấy ngày nữa quốc quân sẽ phái tới sứ giả Ngân y điều tra phủ Bá tước Huyền Vũ.
Ánh mắt thờ ơ, nét mặt lạnh nhạt, động tác hờ hững.
Thẩm Lãng nheo mắt lại.
Bố mày khó chịu nhất chính là cái thứ giả bộ lạnh nhạt đó.
Thẩm Lãng khẽ mỉm cười, sau đó ngồi trở lại ghế.
Hắn có một ưu điểm, đó chính là cho phép người khác trước khi chết giả vờ giả vịt cho xong, tuyệt đối sẽ không cắt ngang.
- Lý đại nhân, trước lúc bắt ta, chi bằng nói rõ tội danh của ta được không? - Thẩm Lãng tỏ ý:
- Đỡ mất công người ta nói ngài chỉ biết giết không thôi.
Lý Văn Chính nói:
- Thẩm Lãng, thành thật mà nói, quyển 《 Kim Bình Mai Phong Nguyệt Vô Biên 》 viết không tồi, những câu thơ bên trong cũng rất có trình độ.
Kế tiếp, Thẩm Lãng phải nói quá khen quá khen linh tinh gì đấy.
Nhưng hắn không làm điều đó mà chỉ nói:
- Hoá ra ngài cũng hiểu được ta viết thật hay à, xem ra tài nghệ của ta quá cao đi.
Một câu nói đó thiếu chút nữa nghẹn chết Lý Văn Chính.
Thế nhưng gã rất mau liền bình thường lại, đối mặt một kẻ ở rể Thẩm Lãng nho nhỏ gần chết đến nơi như vầy, cũng không cần so đo hắn thiếu lễ độ.
- Trong sách của ngươi có thật nhiều câu thơ xuất sắc, ví như “túc tẫn nhàn hoa vạn vạn thiên, bất như quy gia bạn thê miên. Tuy nhiên chẩm thượng vô tình thú, thụy đáo thiên minh bất yếu tiền” (*) - Lý Văn Chính bảo:
(*)Tạm dịch thơ: Khi đã chán chường muôn đóa hoa, không bằng trở về với vợ ta, tuy rằng gối chăn không tình thú, ngủ thẳng bình minh chẳng phải boa.
- Dù rằng chẳng cao nhã mấy, nhưng lại là cũng nói hết tình đời.
- Lại ví như “tự cổ cảm ân tịnh tích hận, vạn niên thiên tái bất sinh trần” (*), rõ ràng là thơ hay mà.
(*)Tạm dịch thơ: Từ xưa cảm ơn cũng tích hận, ngàn năm vạn năm chẳng bụi trần.
- Nhưng mà ta thích nhất là cái bài này.
- Hào hoa khứ hậu hành nhân tuyệt, tiêu tranh bất hưởng ca hầu yết. Hùng kiếm vô uy quang thải trầm, bảo cầm linh lạc kim tinh diệt. Ngọc giai tịch mịch trụy thu lộ, nguyệt chiếu đương thời ca vũ xử. Đương thời ca vũ nhân bất hồi, hóa vi kim nhật tây lăng khôi.
(*)Tạm dịch thơ: Sau thuở vàng son chẳng còn gì, tiêu tranh tấu nhạc chẳng nghe chi, không uy hùng kiếm thành ảm đạm, bảo cầm tàn lụi sao kim đi, người ngọc quạnh hiu sương thu lạnh, nhớ thuở múa ca dưới trăng thanh, ca vũ khi ấy không về nữa, chỉ còn tàn tro Tây Lăng thành – Đây là bài thơ Đồng Tước Đài Oán của nữ thi sĩ Trình Tường Văn thời Đường. Bài này được trích vào trong Kim Bình Mai luôn.
Lúc này Trương Tấn chen lời vào:
- Ta lại cảm thấy mặt khác một bài hay nhất, nói hết nhân tính.
- Môi chước ân cần thuyết thủy chung, mạnh cơ ái giá phú gia ông. Hữu duyên thiên lý năng tương hội, vô duyên đối diện bất tương phùng.
(*) Tạm dịch thơ: Bà mai ân cần nói trước sau, Mạnh cơ ham gả cho nhà giàu. Có duyên ngàn dặm xa cũng gặp, vô duyên đối mặt vẫn cách nhau.
Thế là, hai người Trương Tấn cùng Lý Văn Chính đối đáp qua lại, chợt bắt đầu ca tụng thơ ca trong sách Thẩm Lãng.
Bỗng nhiên...
Ly rượu Lý Văn Chính chợt dừng lại trên bàn, lạnh lùng nói:
- Nhưng mà, Thẩm Lãng quyển sách của ngươi lại giấu diếm ý đồ làm phản.
Giọng của gã chợt nâng cao, tất cả mọi người không khỏi vểnh tai.
Đất bằng chợt nổi lên sấm sét, đây là thủ đoạn mấy người có chức quyền thích nhất.
Ngay từ đầu mưa phùn ôn hòa, bỗng nhiên giữa trời vang lên sấm sét, dọa ngươi sợ vãi đái.
- Nghe bài thơ này một chút. - Lý Văn Chính cao giọng đọc lên:
- Chúc Dung Nam lai tiên hỏa long, hỏa vân diễm diễm thiêu thiên không. Nhật luân đương ngọ ngưng bất khứ, vạn quốc như tại hồng lô trung. Ngũ nhạc thúy can vân thải diệt, dương hầu hải để sầu ba khát. Hà đương nhất tịch kim phong phát, vi ngã tảo trừ thiên hạ nhiệt.
(*) Tạm dịch thơ: Chúc Dung nam tiến đánh hỏa long, khói lửa hừng hực đốt thiên không, vầng dương trưa hè không di chuyển, vạn quốc như nằm trong bếp nung. Mây mù ngũ nhạc (tức 5 núi: Đông nhạc Thái Sơn, Tây nhạc Hoa Sơn, Nam nhạc Hành Sơn, Bắc nhạc Hằng Sơn và Trung nhạc Tung Sơn) thành khô kiệt, sóng ở đại dương kêu khát than. Chẳng biết khi nào đêm thu tới, nổi gió vì ta quét nóng tan.
Nghe đến bài thơ này thì mọi người sững sờ.
Ở đây có rất nhiều người cũng chưa xem qua quyển《 Kim Bình Mai Phong Nguyệt Vô Biên 》này của Thẩm Lãng, trong lòng chỉ cho rằng đây là một quyển sách khiêu dâm viết rất khá khẩm mà thôi, thật không ngờ lại có loại thơ khí thế bàng bạc vậy.
Thật sự là thơ hay đó, nhưng bài thơ này giấu diếm ý đồ làm phản chỗ nào?
Lý Văn Chính cười lạnh nói:
- Quốc quân đã từng nói tân chính như là ánh mặt trời chói chang sáng sủa, nhất định phải đem toàn bộ những gì mục nát phơi bày ra hết, quét sạch ô trọc thiên hạ.
Không sai, quốc quân đúng là đã nói như vậy.
Thẩm Lãng cùng phủ Bá tước Huyền Vũ cũng không chỉ một lần đem tân chính tỉ dụ biến thành ánh dương rực rỡ thiêu cháy người ta.
Toàn bộ hành tỉnh Thiên Nam, lúc trước còn có phủ Hầu tước Trấn Bắc làm cây to chống đỡ. Mà bây giờ Trấn Bắc Hầu bứt ra, khiến cho phủ Bá tước Huyền Vũ lẻ loi phơi dưới ánh nắng mặt trời chói chang.
Lý Văn Chính vấn:
- Thẩm Lãng bài thơ của ngươi lại ví mặt trời trở thành ngọn lửa ác liệt, chặn hết đường sống đốt cháy đông đảo quý tộc. Nhất là câu cuối, khi nào có một cơn gió đêm thu vì ta quét sạch cái nóng trong thiên hạ. Thẩm Lãng nhà ngươi muốn làm gì đấy? Muốn làm phản sao?
- Quốc quân chính là mặt trời của Việt quốc chúng ta, là ánh sáng vĩ đại, Thẩm Lãng nhà ngươi tính làm gì? Hậu Nghệ bắn mặt trời chăng?
- Nổi cơn gió thu (“kim” phong phát)? - Lý Văn Chính lạnh giọng nói:
- Phủ Bá tước Huyền Vũ cũng đúng là họ Kim, “gió thu” (kim phong) của nhà ngươi và “quét sạch cái nóng của thiên hạ”. Đây là muốn hủy diệt tân chính, hoặc là muốn tự làm phản thay ngôi ư.
Lợi hại!
Lúc này, Thẩm Lãng thật tình có chút phục lăn.
Thật không hỗ danh học sinh đứng top nè, nghiền ngẫm từng chữ một lợi hại ghê. Một bài thơ bình thường, lại bị ngươi nói thành chống lại tân chính, ý đồ mưu phản.
Mấu chốt là ngay cả Thẩm Lãng nghe xong, cũng cảm thấy có chút đạo lý kìa.
Mặc dù có chút gượng ép, mặc dù có chút “có lẽ có”.
(*) thời Tống, Trung Quốc, gian thần Tần Cối vu cho Nhạc Phi là mưu phản, Hàn Thế Trung bất bình, bèn hỏi Tần Cối có căn cứ gì không, Tần Cối trả lời "có lẽ có". Về sau từ này dùng theo ý nghĩa bịa đặt không có căn cứ.
Nhưng quả thực giải thích thông suốt.
Chẳng qua, lúc này vương triều Đại Viêm còn chưa phải là vương triều Mãn Thanh. Bởi vì chuyện hoạch tội cực kỳ hiếm khi xảy ra, càng không có văn tự ngục (*vụ án văn chương) lợi hại gì.
Cái gì thanh phong bất thức tự, hà cố loạn phiên thư (*) là không tồn tại.
(*) Thanh phong bất thức tự, hà cố loạn phiên thư (gió mát không biết chữ, cớ gì lật sách lộn xộn). Vào năm 2730, Thứ cát sĩ Hàn Lâm viện (học sĩ Hàn lâm viện) Từ Tuấn trong tấu chương viết chữ “bệ hạ” thành chữ “bệ” (cầm tù). Ung Chính nổi giận, cách chức Từ Tuấn. Sau đó tịch thu tài sản nhà họ Từ, trong thi tập Từ Tuấn tìm được câu thơ “Thanh phong bất thức tự, hà cố loạn phiên thư”, Ung Chính cho rằng ngoài ý định phỉ báng vua Thanh không biết chữ (lúc này hầu hết các hoạt động trong triều vẫn dùng Mãn văn nên các vua Thanh không rành chữ Hán là bao) và ra khẩu dụ chém cả nhà họ Từ vì tội đại bất kính. Khoan tính chuyện Từ Tuấn có ý bêu xấu vua Thanh hay không thì có một sự thật là các vua nhà Thanh từ thời Càn Long trở đi mới là thế hệ giỏi chữ Hán hơn bậc cha ông trước đó vì là thế hệ 2 sinh ra trên đất trung nguyên. Tính trung bình, một vị vua nhà Thanh biết 3 ngôn ngữ: Hán, Mãn và Anh ngữ. Đương nhiên hầu hết phim Trung Quốc đã dựng sai bét nhè, cho tất cả các vua Thanh dùng… chữ Hán.
Cho nên Lý Văn Chính muốn dùng bài thơ này vội chụp mũ cho Thẩm Lãng là có thể, nhưng muốn định tội lại không có khả năng.
Nếu trái lương tâm như thế, hết năm sáu phần thơ trong thiên hạ đều có thể quy thành thơ phản.
Lý Văn Chính bảo:
- Có lẽ ngươi cảm thấy bài thơ này căn bản không định được tội của ngươi phải không? Vậy bài thơ kế tiếp, chính là Thẩm Lãng nhà ngươi tự tìm đường chết.
Sau đó, Lý Văn Chính dùng giọng tràn ngập sát khí đọc lên bài thơ đó.
- Tảo tri quân ái hiết, bản tự vô dung đố; Thùy sử câm tình thâm, kim lai phản tương ngộ. Sầu miên tru trướng hiểu, khấp tọa kim khuê mộ; Độc hữu thiên trung hồn, do ngôn ý như cố. (*)
(*) Tạm dịch: Sớm biết vua thích nghỉ, thơ của ta chẳng buồn ghen, ai khiến tình thâm phải câm lặng, dẫn đến biểu cảm bên ngoài sai lầm, giấc ngủ buồn giết màn trời, ngồi khóc trong phòng lúc chiều thu. Có một ngày trong đó, vẫn còn những lời xưa.
Mọi người vừa nghe, bài thơ này phảng phất cũng chả có gì nghen.
Viết vẫn hay như thế, nhưng tiêu chuẩn giống như không bằng một bài phía trước, mấu chốt chả có bất kỳ ý đồ mưu phản nè, dù cho gán ghép cũng không được ấy chứ.
Lý Văn Chính lấy ra hai bản 《 Kim Bình Mai Phong Nguyệt Vô Biên 》, một quyển là bán ở thành Lan Sơn, mặt khác là một quyển bán trong thành Huyền Vũ.
- Mang giấy và bút mực lại đây. - Lý Văn Chính lạnh lùng nói.
Chẳng mấy chốc, mấy người hầu mang lên giấy và bút mực, hơn nữa còn là một tờ giấy lớn.
Lý Văn Chính chép bài thơ lên giấy.
Chữ thật đẹp, trong cái đẹp đẽ thanh tú đó đủ kiếm khí, nét chữ cứng cáp.
Chép bài thơ Thẩm Lãng trên giấy lớn, sau đó mấy người hầu mở ra thật to, để tất cả mọi người thấy rõ ràng.
- Các vị, đây là một bài thơ ẩn ý đấy. Mọi người lấy các chữ cái đầu tiên, chữ thứ ba, năm, bảy mà nhìn đi.
Mọi người kinh ngạc, không khỏi nhìn kỹ.
Quân căng tru thiên!
Đọc ngược là: Thiên tru căng quân! (*trời tru vua Căng)
Nét mặt mọi người không khỏi sững sờ.
Thơ ẩn ý kìa, thật sự có mưu ý đồ làm phản đó.
Quả nhiên bằng chứng như núi, Thẩm Lãng lúc này đây thật sự chết chắc rồi.
Lý Văn Chính nói:
- Có lẽ có người hoài nghi, đây có phải tình cờ hay không. Ta có thể nói cho các vị, tuyệt đối không phải, hoàn toàn là Thẩm Lãng cố tình viết ra. Chỗ ta có hai bản 《 Kim Bình Mai Phong Nguyệt Vô Biên 》một quyển là mua tại thành Lan Sơn, một quyển là thành Huyền Vũ.
- Hai bản có một cái khác nhau.
- Trước một quyển câu thơ là “sầu miên chu trướng hiểu, khấp tọa kim khuê mộ”. (Tạm dịch: giấc ngủ buồn khi màn trời đỏ rực, ngồi khóc trong phòng lúc chiều thu)
- Sau đó một quyển thì là “sầu miên tru trướng hiểu, khấp tọa kim khuê mộ”.
- Một chữ “chu” là màu đỏ thắm, chữ “tru” phía sau là “giết”. - Lý Văn Chính nói:
- Chu trướng (màn đỏ) coi như nối qua được, thiên hạ nào có cái gì tru trướng (giết màn) chứ? Đây chứng minh cái gì vậy? Thẩm Lãng viết bài thơ ẩn ý xong, thấy không có ai phát hiện, thế là càng thêm mất trí, đem Chu đổi thành Tru.
Trời tru Căng quân!
- Vua Căng là ai? Là nghĩa tử quốc quân, là rể của cả nước, thành viên hoàng tộc. Ngươi muốn trời tru ngài, ngươi đây là nguyền rủa hoàng tộc sao!
- Thẩm Lãng nhà ngươi đây không phải mưu phản vậy là gì? Chẳng phải ngươi tự tìm đường chết sao, vậy là cái gì?
Lúc này cơ hồ là ăn một búa!
Vua Căng là ai?
Gã này gần như là nhân vật mà cả Việt quốc rất không thể chọc, nhân vật không thể bôi đen.
Tên của gã gọi Ninh Căng.
Gã nguyên bản họ Sa, là Thái tử nước Nam Ẩu.
Như vậy cái nước Nam Ẩu là một quốc gia nào đây?
Nó là một tiểu quốc, khoảng chừng lớn tương đương với ba cái quận, dân cư hơn một trăm vạn.
Nó là thuộc quốc của nước Việt.
Quan hệ chính trị thế giới này vô cùng phức tạp, Việt quốc là nước chư hầu vương triều Đại Viêm, mà nước Nam Ẩu lại là nước phụ thuộc của Việt quốc.
Nước Nam Ẩu có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, là khu vực hòa hoãn Việt quốc cùng tộc Sa Man.
Hai mươi mấy năm trước Việt quốc đại chiến cùng tây nam bên sa Man tộc, quốc chủ nước Nam Ẩu dẫn đầu tinh nhuệ cả nước lấy tư cách đại quân tiên phong Việt quốc, lập được chiến công hiển hách.
Mà trong một trận đại quyết chiến đó, quốc chủ nước Nam Ẩu chết trận sa trường.
Việt vương cực kỳ đau buồn hộc máu trước mặt mọi người, sau cả nước tưởng niệm trong đau khổ.
Ngay lúc đó Thái tử nước Nam Ẩu mới chín tuổi, Việt vương phái người đưa cậu bé sang kinh đô, nhận làm con nuôi, đồng thời ban tặng họ của Việt quốc, đổi tên Ninh Căng.
Căng, ý là ống tay áo.
Điều này đại biểu cho Việt quốc cùng nước Nam Ẩu vĩnh viễn là tình cảm anh em.
Từ đó về sau, vị thái tử nước Nam Ẩu Ninh Căng nhận tất cả đãi ngộ đều giống như là hoàng tộc của Việt quốc.
Thậm chí ở trình độ nào đó, danh dự gã hưởng thụ còn muốn vượt qua con trai quốc quân.
Trong hoàn cảnh chính trị ở Việt quốc, ngươi có thể bếu xấu em trai quốc quân, có thể bôi đen mấy đứa con trai của quốc quân, thậm chí Thái tử Việt quốc ngươi đều có thể nói xấu.
Duy chỉ có vị thái tử Ninh Căng nước Nam Ẩu kia nhất định phải trong sạch không tỳ vết, bất luận kẻ nào dám can đảm làm ô danh tiếng Ninh Căng, quốc quân nhất định sẽ trừng phạt nghiêm khắc.
Trên địa cầu này cũng chưa từng gặp trước đó, bất quá vụ này đương nhiên không thể đi sâu vào.
Cho nên, vị thái tử Ninh Căng liền trở thành cấm kỵ chính trị Việt quốc.
Mà Ninh Căng ở kinh đô mười lăm năm, cũng có danh dự rất cao, hiền danh khắp thiên hạ.
Biết về tân chính Việt quốc phần thứ nhất tấu chương là ai viết sao?
Đó là vị thái tử Ninh Căng nước Nam Ẩu này, năm đó gã cũng chỉ có mười tám tuổi.
Lúc đó phần tấu chương này đưa tới oanh động to lớn, cũng dấy lên văn chương tân chính Việt quốc rầm rộ.
Cũng chính là một năm kia, quốc quân đem con gái công chúa Ninh La gả cho vị thái tử nước Nam Ẩu đó.
Ninh Căng khôi phục dòng họ cũ, trở thành Sa Căng.
Công chúa Ninh La hộ tống chồng trở về nước Nam Ẩu, vị thái tử nước Nam Ẩu chính thức biến thành quốc chủ nước Nam Ẩu mới, xưng là vua Căng.
Cho nên vị quốc chủ nước Nam Ẩu Sa Căng không những là con nuôi quốc quân, con rể của cả nước, mà còn là lá chắn ở phía Tây Nam Việt quốc.
Gã trở thành một sự tồn tại càng không thể làm bẩn.
Vẫn là câu nói kia, ở Việt quốc ngươi thậm chí có thể bôi nhọ thái tử, nhưng tuyệt đối không thể nói xấu vị quốc chủ Sa Căng nam ẩu kia.
Mà trong bài thơ Thẩm Lãng ở《 Kim Bình Mai Phong Nguyệt Vô Biên 》đó giấu diếm câu " trời tru vua Căng".
Lúc Lý Văn Chính phát hiện ý nghĩa ẩn giấu của bài thơ này, tức khắc mừng rỡ như điên.
Gã là quan mới nhậm chức thôi, thiếu nhất chính là chiến tích.
Nói trắng ra là, thứ mà gã thiếu nhất đầu người.
Hơn nữa cái đầu người này phải đủ phân lượng, có thể đưa mũ quan gã nhuộm đỏ, có thể cho gã đánh một trận thành danh.
Với lại gã đây cũng là bảo vệ tân chính của quốc quân, tuyệt đối chính xác về mặt chính trị.
Phủ Bá tước Huyền Vũ, hoàn toàn là đối tượng tốt nhất.
Cho nên tiêu diệt một Thẩm Lãng căn bản cũng chả phải là mục tiêu của gã, mục tiêu của gã là kéo toàn bộ phủ Bá tước Huyền Vũ xuống nước.
Thẩm Lãng chính là tên ở rể nho nhỏ, nơi nào có tư cách biến thành đối thủ của Lý Văn Chính kia chứ.
...
Lý Văn Chính chỉ vào Thẩm Lãng lạnh lùng quát:
- Chẳng phải vua Căng mười năm trước viết một phần tấu chương mở ra tân chính văn chương sao? Cho nên Thẩm Lãng nhà ngươi coi hắn là sinh tử đại địch, lại đang trong thơ nguyền rủa hắn chết đi, rõ ràng mất trí mà.
- Vua Căng không chỉ là của con nuôi quốc quân, con rể của nước ta, đối với Việt quốc chúng ta còn là lá chắn ở tây nam.
- Thẩm Lãng nhà ngươi lại nguyền rủa vua Căng chết trong thơ, đây không phải là chống lại tân chính thì là gì? Không phải mưu phản lại là gì hả?
- Ta thân làm Ngân y Tuần Sát sứ các quận trong thiên hạ, tại sao có thể dễ dàng tha thứ cho cái chuyện như vậy?
- Đây là một án lớn âm mưu có tổ chức, ta nhất định phải tra rõ tới cùng, xem phía sau Thẩm Lãng nhà ngươi đến tột cùng là ai? Mà cho lá gan ngươi lớn như vậy, ở trong sách nguyền rủa vương tộc chết đi.
- Hiện tại ngươi biết mình chết ở nơi nào sao? Người đâu, bắt Thẩm Lãng lại cho ta.
Lý Văn Chính một tiếng quát chói tai, trong lòng vô cùng sảng khoái.
...
Chú thích của Bánh: Up chương thứ nhất, lạy xin vé tháng a!
Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Sử Thượng Tối Cường Chuế Tế
Chương 99: Sét đánh ngang tai! Gây ra tiếng oanh động trời xanh
Chương 99: Sét đánh ngang tai! Gây ra tiếng oanh động trời xanh