TopTruyenHayNhat.Com

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Cuộc Sống Của Trí Huệ
Chương 5

Phụ thân đi không từ giã làm tổn thương tâm ta nghiêm trọng, thế nên khi A mỗ đưa thư của phụ thân viết cho ta trước khi đi cũng bị ta quăng ra xa. Qua mấy ngày, A mỗ thấy cảm xúc của ta ổn định lại lấy ra nữa “A Niếp, xem đi, a cha rất yêu con”

Ta không xem, trẻ con dỗi “Vậy sao người không ở lại?”

A mỗ há miệng muốn nói cái gì, cuối cùng không nói ra, thở dài đi ra ngoài để lại một mình ta ở bên trong. Ta nhìn nhìn thư, nhịn nhịn, lại nhịn không được vẫn là mở thư xem. A mỗ quả nhiên là rất hiểu ta.

Thư rất dài, ước chừng hơn mười trang, giữa những hàng chữ của phụ thân đều là ý tứ áy náy với mẫu thân và ta. Người cầu xin ta tin người, mặc dù ta sinh ra là ngoài ý muốn của người nhưng người lại yêu ta. Người còn nói vì một vài nguyên nhân người phải rời xa ta, người cầu ta đừng quên đi người, người sẽ luôn nhớ ta luôn luôn sẽ có một ngày quay về gặp ta.

Nước mắt ta giàn giụa!

Nếu nói tình yêu của phụ thân và Trần Phong là một hồi nghiệt duyên, vậy tình cha con của ta và người làm sao không phải là một nét nghiệt trái? Trần Phong từng nói với ta, nếu có một ngày phụ thân cầu ta tha thứ, hắn xin ta nhất định phải đáp ứng. Lúc ấy ta làm như không hiểu ứng phó với hắn, trong lòng lại quyết định chủ ý, nếu phụ thân nói ra ta nhất định sẽ không oán người. Nhưng phụ thân chưa từng nói, ở từ đường ôm ta khóc cũng không nói, cõng ta vòng quanh hồ cũng không nói, ngay cả phong thư tạm biệt này cũng không thấy hai chữ “Tha thứ”.

Nhớ tới đêm đó phụ thân nằm trên giường ôm ta biểu tình muốn nói lại thôi, người hẳn là muốn cầu ta tha thứ, sở dĩ không nói nên lời chắc là không biết phải giải thích với nữ nhi mười tuổi như thế nào về tình yêu của người và Trần Phong, hoặc là trong đáy lòng phụ thân cảm thấy không mặt mũi nào cầu ta tha thứ. Người cho ta sinh mệnh, nhưng trong cả mười năm cha và con gái ở chung gộp lại cũng chưa được một ngày, đừng nói gì đến làm hết trách nhiệm nuôi dạy. Nhưng, có thể đoán được ở tương lai người cho ta lưng một đời sĩ nhục.

Suốt ba ngày ta đóng cửa không ra, ai cũng không gặp.

Sáng nào nhị thẩm cũng ở ngoài cửa bồi hồi, đều bị A mỗ nhẹ giọng khuyên nhủ trở về.

Rốt cuộc, ta bệnh.

Sốt cao liên tục không lùi, ý thức nửa tỉnh nửa mê. Có mấy lần, thậm chí ta thấy ba mẹ ta ở hiện đại, ta nghĩ mình đã chết. Bên tai suốt ngày không thể thanh tịnh, có người nổi giận, có người khóc nỉ non, có người cầu phật, có người niệm kinh…

Không biết qua bao lâu ta cảm thấy tốt hơn một chút, liền thử mở mắt ra. Tầm mắt còn chưa rõ đã nghe thanh âm A mỗ khóc kêu “Phật tổ phù hộ, lão gia, phu nhân, tiểu thư, nhị công tử…”

Cứ như vậy, ta sống lại.

A mỗ nói ta hôn mê năm ngày.

Năm ngày này, hầu như tra tấn hết tinh thần còn sót lại của mẫu thân.

Sau khi ta tỉnh lại không bao lâu, người ngã bệnh. May mà không có trở ngại.

Nghỉ ngơi một tháng, mẫu thân dần dần hồi phục.

Người gọi nhị thẩm đến, trịnh trọng cầm tay của ta giao cho nhị thẩm “Từ nay về sau A Niếp phó thác cho đệ muội”

Ta nghĩ mẫu thân muốn tự sát, ta khóc cầu người “Mẫu thân không cần chết”

Mẫu thân mỉm cười, kéo tay, dỗ ta nói “A Niếp ngoan, mẫu thân không chết, mẫu thân là muốn trả nợ”

Trả nợ? Nợ ai? Mặc dù là có nợ phải trả cũng là phụ thân.

Ngày đó, trước mặt ta và nhị thẩm, mẫu thân cởi thường phục thay tăng phục.

Ta gào khóc vì mình cũng vì mẫu thân.

Mẫu thân không phải là nữ nhân bình thường, đương nhiên tổ phụ không cho nàng cắt tóc xuất gia, vì thế hạ lệnh mẫu thân ở trong viện thiết lập phật đường để một người lão nô chăm sóc. Từ đây về sau, một cái tường viện ngăn cách với hồng trần, rốt cuộc trung thư phủ không có đại thiếu phu nhân chỉ có Thanh Liên sư thái. A mỗ cơ hồ khóc hỏng mắt, ôm ta vào lòng kêu bảo bối đáng thương.

Ta hỏi A mỗ “Vì sao mẫu thân muốn xuất gia? Trước đây không phải rất tốt sao?”

A mỗ vỗ đầu ta nói “Mẫu thân con muốn tạ thần”

Tạ thần? Rõ ràng mẫu thân nói trả nợ.

A mỗ nói “Lúc A Niếp hôn mê, pháp sư nói kiếp nạn lần này là do mẫu thân liên lụy, lần này người nhất định phải thanh đăng cổ phật, khẩn cầu Phật tổ tha thứ, mới có thể cầu được cho con một đời bình an”

Ta không tin, khóc lớn kêu gào “Gạt người, Cái gì pháp sư rõ ràng là kẻ lừa đảo, con đi tìm tổ phụ”

Chạy đến thư phòng của tổ phụ, nhị thúc cũng ở đó. Ta cầu tổ phụ làm cho mẫu thân không cần xuất gia. Tổ phụ lắc đầu thở dài, không nói một câu.

Cuối cùng nhị thúc cõng ta đã khóc kiệt sức đi vào sân phụ thân.

Nhị thúc chỉ vào rừng trúc sau ngọn núi giả hỏi ta “Huệ Niếp nhi có từng đến đây chưa?”

Ta gật gật đầu, nói trong tiếng khóc “Đã tới” Chuyện vụng trộm đến nhìn phụ thân, ta chưa từng nghĩ giấu nhị thúc.

Nhị thúc nói “Lúc đó Huệ Niếp nhi nhớ a cha sao?”

Ta thút tha thút thít đáp “Dạ”

Nhị thúc lại hỏi “Nếu có một ngày nhị thúc đi xa, Huệ Niếp nhi có nhớ nhị thúc không?”

Sẽ! Ta ôm chặt cổ nhị thúc nảy sinh ác độc nói “Nếu nhị thúc rời xa Huệ nhi, cả đời Huệ nhi cũng sẽ không tha thứ”

Nhị thúc cười, vỗ vỗ mông ta, quay đầu nhìn ta “Huệ Niếp nhi, a cha con là đi xa, không đến vài năm sẽ về. Mặc dù mẫu thân con xuất gia nhưng vẫn còn ở trong phủ, nếu con nhớ người tùy thời có thể đi gặp người. Đáp ứng nhị thúc, đừng khổ sở được không?”

Nhìn tơ máu trong mắt nhị thúc, ta không đành lòng cự tuyệt, mấy ngày nay nhất định người vì ta mà đau thấu tâm. Việc hôm qua dĩ nhiên là đã trôi qua, người hôm qua không thể lưu, không chừng chuyện phụ thân và mẫu thân chỉ là ứng với câu: Tất cả đều là mệnh, nửa điểm cũng không thể thoát.

Ta đáp ứng “Được!”

Thời gian thật là thuốc chữa vết thương tốt nhất, thêm một năm mới vừa đến ta đột nhiên phát hiện, chính mình nhưng thật ra đã lâu không còn nhớ phụ thân. Nhị thúc nói được thì làm được, ngày thường cũng không hạn chế ta gặp mẫu thân. Nhưng mỗi lần đi gặp người, người cũng chỉ mở mắt nhìn ta cũng không nói gì với ta, chỉ có tiếng mỏ trong tay từng tiếng từng tiếng to hơn.

Lúc bắt đầu ta thấy khổ sở, thời gian lâu liền bình thường trở lại. Có lẽ đây mới là tốt nhất cho mẫu thân, không làm bạn phật tổ chẳng lẽ còn trông mong cùng cách về nhà mẹ đẻ sao? Phụ thân đi rồi ta lại có được chỗ tốt, tổ mẫu cũng không lại đánh tay ta vì ta chưa làm xong công khóa. Nhị thẩm nói, phụ thân viết thư lại cho tổ mẫu.

Mười hai tuổi, nguyệt tín của ta đến.

Ta không quan tâm, nhị thẩm và A mỗ lại kinh hoảng không thôi, cô nương bình thường mười ba mới đến nguyệt tín, ta lại đến sớm không ít.

Nhị thẩm lập tức phái người thỉnh đại phu vào phủ, một phen chuẩn đoán đại phu nói thân thể ta khỏe mạnh, các nàng mới yên tâm.

Sự thật lại chứng minh, ta không phải người bình thường, người bình thường không phải là ta.

Có một ngày ta đi phật đường nhìn mẫu thân, tụng xong một đoạn kinh với người, cái gì mẫu thân cũng không nói, xoay người lại giao cho ta một đôi ngọc bội bằng Phỉ Thúy. Ta cầm hỏi A mỗ, mẫu thân có ý gì? A mỗ cảm khái nói ta trưởng thành, mẫu thân hi vọng ta gả cho người tốt, ngày sau nếu có phu quân thì đem ngọc bội tặng cho hắn. Ta không cho là đúng, mới mười hai tuổi phải lập gia đình, có chút sớm đi.

Trải qua cuộc đánh cờ, tình thế triều đình dần dần có xu hướng rõ ràng. Sự thật đã chứng minh trai cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi ( câu đúng trong convert: Đường lang bộ thiền, hoàng tước ở phía sau. Nhưng ta muốn Việt Nam hóa một tí.). Thế lực của các hoàng tử như nhau ai cũng không chiếm được tiện nghi, ngược lại dưới chiêu số hư hư thật thật của hoàng đế đều tự ra không ít dấu vết bị hoàng đế một phen gõ lại tổn thất không nhỏ.

Tổ phụ lại rời núi, nhị thúc cũng không hồi cung, được người đề cử ở dưới trướng nhị hoàng tử mưu một cái tiểu quan nhàn tản. Ta cũng không thấy kì quái, chính trị này nọ thật giả khó phân biệt, nhìn thấy, nghe được nhưng cũng không thể đơn giản bình luận ở bên ngoài. Như việc nhị hoàng tử bị đồn đãi mà không đủ chứng cứ, như bản tấu chương hạch tội nhị thúc. Tham nhị thúc một quyển làm sao lại không phải là bảo hộ nhị thúc? Còn có tam thúc đột nhiên mất tích, nếu nói trong đó không có phần của ai, ai tin được? Dù sao ta không tin.

Nhìn bên ngoài nhị hoàng tử tự do tự tại đứng bên ngoài phân tranh đoạt đích, nhưng thật ra hắn trộn đều bao nhiêu việc thì ai biết được? Có lẽ đây gọi là tài của đế vương, mưu định rồi mới động, không động thì thôi, đã động thì ngất trời.

Trước cửa phủ lại ngựa xe như nước, nhị thẩm lại bắt đầu lu bù với công việc.

Ta dần dần lớn lên làm đại tiểu thư của Trung Thư phủ, những ngày bình tĩnh cũng dần kết thúc. Vừa vào xuân ta thu được vài tấm thiếp mặc dù bị ta lấy các loại lí do cho lui về, A mỗ vẫn thật cao hứng, nhắc nhở nhị thẩm đang bận sứt đầu mẻ trán nên mua cho ta một ít trang sức và quần áo.

Nhị thẩm tự trách liên tục vội phân phó bên dưới mời sư phụ của Xích Vân Hiên và Bích Vân Hiên đến phủ. Hai cửa tiệm này ta biết, từ nhỏ đến lớn đều dùng đồ của bọn họ, nghe nói là cũng một lão bản mở, một nhà tạo đồ trang sức, một nhà tùy cơ ứng biến thêu hoa, hai điếm này đều là hàng đầu trong ngành.

Ta xưa nay không thích vàng bạc, nhưng đối với trang sức bằng ngọc lại càng yêu thích. Nhị thẩm biết điều này lại làm thêm không ít vòng tay, châu sai bằng vàng, lí do là có thích hay không là một chuyện, cần hay không là chuyện khác, có đôi khi thích nhưng dùng không thích hợp, không thích nhưng lại không thể thiếu, đều phải chuẩn bị trước. Nhị thẩm còn nói, nữ tử có thiếp mời đều phải ra cửa xã giao, xã giao là lễ tiết không thể thiếu, lễ tiết có thỏa đáng hay không là đại biểu thể diện cho các phủ.

Một câu, tục lễ là đại sự.

Mấy ngày sau, nhị thúc từ phủ nhị hoàng tử thỉnh một nữ sư phụ vào phủ. Nữ nhân này có chức vị lục phẩm trong cung chuyên dạy bảo quy chế lễ nghi trong cung.

Nhị thẩm không dám chậm trễ, bảo ta tạm thời buông tha các công khóa khác chuyên tâm học tập lễ nghi với sư phụ mới. 

Ta không cho là đúng, từ nhỏ đến lớn dưới sự nghiệm khắc, ước thúc của tổ mẫu mà ta trưởng thành, cử chỉ muốn thô lỗ cũng không được. Mặc dù có đôi khi phóng túng cũng là trước mặt tam thúc. Mười hai năm, ta chưa bao giờ bước chân ra khỏi cửa phủ một bước, các vị ở hiện đại có thể tưởng tượng được không? Có thể không?

Tự tin không phải là thổi ra mà có, sự thật chứng minh chỉ cần có thể giả bộ, ta chính là một tiểu thư khuê các đủ tư cách. Sư phụ mới miễn cưỡng ở lại hai ngày rồi cáo từ chạy lấy người. Tổ mẫu cực vui, lôi kéo ta đánh giá không ngừng, tán dương nói “A Niếp quả nhiên có khí độ của quý nữ”

Ta đổ mồ hôi, giả bộ ai không làm được?

Đọc truyện chữ Full