Liễu Tuấn lần này về thủ đô còn có một lý do nữa là nghe giảng, y đang theo học tiến sĩ triết học chủ nghĩa Marx, mỗi tháng phải bỏ thời gian tới chỗ nghe Chu tiên sinh chỉ bảo. Hai thầy trò ngồi trong vườn nhỏ yên tĩnh luận đạo, thi thoảng cũng tới trường đảng TW nghe giảng. Thường mà nói có chừng mười sư huynh đệ cùng cùng nghe giảng, Chu tiên sinh tuổi tao, tinh thần còn sung mãn, chỉ dẫn không chỉ một mình Liễu Tuấn, còn có mấy sư đệ tuổi còn nhiều hơn Liễu Tuấn.
Học nhân văn và học tự nhiên khác nhau, rất nhiều người mang chúc học tập, ví dụ như thư ký đầu tiên của Nghiêm Ngọc Thành là Tiêu Chí Hùng cũng đang theo học Chu tiên sinh, thường nghe giảng với Liễu Tuấn.
Tiêu Chí Hùng trước đó không lâu được đề bạt là phó bí thư chuyên chức của tỉnh N, xếp thứ ba trong thường ủy tỉnh. Người sáng suốt nhìn một cái là hiểu để chuẩn bị cho kỳ đổi khóa năm nay, năm sau mở đại hội nhân dân toàn tỉnh, Tiêu Chí Hùng sẽ lên làm tỉnh trưởng.
Nguyên tỉnh trưởng Điền Văn Minh, tuổi chỉ ít hơn Liễu Tấn Tài một chút, đã tới giới hạn tuổi của cấp bộ, đoán chừng sẽ lui về tuyến hai. Vì biểu hiện xuất sắc của Điền Văn Minh, hẳn sẽ tới làm cấp phó ở chính hiệp toàn quốc hay hội đồng nhân dân toàn quốc, điều chỉnh cấp bậc, chuẩn bị dưỡng lão.
Còn về chức bí thư tỉnh ủy tỉnh N, nếu không có gì bất ngờ, sẽ do Chương Thần Văn thay thế.
Lần này Chu tiên sinh không an bài giảng dạy nhiều người, trong tứ hợp viện, trừ Liễu Tuấn và Chu tiên sinh, chỉ có một sư đệ.
Người đó tên là Thiệu Dật Bình, là nghiên cứu viên cơ cấu xã hội , tuổi trên bốn mươi. Luận tuổi, Liễu Tuấn phải gọi hắn là sư huynh, có điều Thiệu Dật Bình kiên trì gọi Liễu Tuấn là sư huynh, không phải vì chức quyền của Liễu Tuấn, đơn thuần từ góc độ nhập môn mà nói, Liễu Tuấn dứt khoát là sư huynh đại bộ phận của học sinh của Chu tiên sinh. Ba mươi năm trước y đã là môn hạ của Chu tiên sinh rồi.
Khi ấy Liễu Tuấn chẳng qua chỉ là một chú nhóc bảy tuổi mà thôi.
Thiệu Dật Bình là loại nhân vật giống mấy tiên sinh thời cổ, lúc nào cũng mày râu nhẵn nhụi, áo quần báo bao, đeo một cái kính gọng đen, đầy khí độ học giả. Thiệu Dật Bình đã có học vị tiến sĩ triết học, vì nhu cầu công tác, lại ngưỡng mộ văn chương đạo đức của Chu tiên sinh, liền lại lần nữa xin được chỉ giáo.
Chu tiên sinh tất nhiên nổi danh khắp thiên hạ, được tôn xưng là thái sơn bắc đầu giới triết học lịch sử đảng, có thể gọi là một bậc đại nho. Nhưng chẳng là người cổ hủ, trừ cái tính cố chấp ra, thường ngày nói chuyện hết sức thú vị, có điều y rất tán thưởng Thiệu Dật Bình. Vì hắn là người học hành nghiêm khắc, lại có cố cách.
Khi Liễu Tuấn tới nơi thì Chu tiên sinh đã cùng Thiệu Dật Bình ngồi ở phòng khách nói chuyện.
Kiểu lên lớp này kỳ thực rất tùy ý, Chu tiên sinh tuyệt đối sẽ không lấy sách vở ra mà giảng dạy. Đa số thời gian, mọi người ngồi cùng nhau, thao luận vấn đề triết học sâu sắc, tiến hành tham khảo chuyên sâu một số quan điểm của chủ nghĩa Marx.
Liễu Tuấn vừa vào cửa đã lớn tiếng chào:
- Cháu chào bác, cháu chào sư mẫu.
Hai vị lão nhân gia tuổi gần 80, tai vẫn còn tốt, Liễu tỉnh trưởng không cần lớn tiếng như vậy, chỉ vì y muốn tỏ ý thân cận mà thôi.
- Liễu Tuấn tới rồi.
Chu tiên sinh mỉm cười gật đầu đáp lời.
Thiệu Dật Bình lại đứng dậy rất khách khí nói:
- Chào sư huynh.
Liễu Tuấn đi tới trước mặt Chu tiên sinh, trước tiên vái chào, hỏi thăm rồi bắt tay với Thiệu Dật Bình, hàn huyên mấy câu.
Sư mẫu nghe tiếng đi ra tươi cười nói:
- A, Tiểu Tuấn tới rồi... Nào nào, uống trà, ăn hoa quả đi.
Mỗi lần gặp được Liễu Tuấn, sư mẫu còn thấy vui hơn Chu tiên sinh, đích thân bưng trà rót nước, nhìn y cười mãi, cứ như nhìn thấy con cháu ruột thịt của mình vậy.
Mỗi lần tới tứ hợp viện này, Liễu Tuấn cũng giống như trở về nhà, được cảm giác ấm áp bao bọc quanh người.
Liễu Tuấn ngồi xuống ghế sô pha, mời tiên sinh hút thuốc. Chớ coi thường Chu tiên sinh gần 80, sư mẫu không hề hạn chế chồng hút thuốc như Giải Anh và Nguyễn Bích Tú. Không phải sư mẫu thấy sức khỏe Chu tiên sinh hơn Nghiêm Ngọc Thành và Liễu Tấn Tài, mà sư mẫu thấy, ông có chút sở thích này thôi, nên không nỡ cấm. Nhiều lắm khi Chu tiên sinh hút hơi nhiều thì ở bên cạnh nhỏ giọng nhắc vài câu.
- Tiểu Tuấn, hôm nay chúng ta thảo luận làm giao tăng cường giám sát và kiểm soát quyền lực.
Tiên sinh rít mấy hơi thuốc, nói.
Liễu Tuấn mỉm cười:
- Vâng ạ, bác à, hôm nay sao lại muốn thảo luận vấn đề này?
Chu tiên sinh chỉ Thiệu Dật Bình nói:
- Không phải bác muốn thảo luận vấn đề này, mà là Dật Bình muốn thảo luận, cậu ấy đã viết một bài luận văn chuyên môn phát biểu ra có tiếng vang lớn... Dật Bình, đưa bài văn đó cho Tiểu Tuấn xem.
- Vâng thưa thầy.
Thiệu Dật Bình khom mình đáp, đưa tở tạp chí trên bàn tới trước mặt Liễu Tuấn.
Liễu Tuấn cầm lên xem, đó là tờ (Kèn lệnh) số mới nhất, đây là tờ báo mang tính lý luận có ảnh hưởng lớn nhất trong đảng, một trong số tờ báo của cơ quan TW đảng, do gành vác trọng trách tuyền truyền tư tưởng trọng ếu của đảng cho toàn bộ hệ thống, còn chuẩn xác trình bày tuyên truyền đường lối, phương châm, chính sách cảu đảng. Dẫn dắt đảng viên lập nên thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan chính xác, nâng cao trình độ tư tưởng chủ nghĩa Marx, xúc tiến nhiệm vụ phát triển sự nghiệp Đảng, là công cụ chỉ đạo tư tưởng trọng yếu của Đảng, là trận địa tuyên truyền lý luận trọng yếu của đảng.
Kèn lệnh đã ra mắt được năm mươi năm, là một trong hai tờ báo tuyên truyền quan trọng nhất cả nhà nước.
Tác giả được đăng bài ở tờ Kèn lệnh, đều là cán bộ hoặc lãnh đạo các cấp của đảng, bao gồm cả quân đội. Nếu như cho đăng lời phát biểu với nội dung mẫn cảm nói trúng chỗ sai sót trên tờ báo này, thường thường được các tầng lớp trong đảng thảo luận nhiệt liệt.
Với trình độ lý luận và chức vị của Thiệu Dật Bình, hắn có bài đăng trên Kèn lệnh là một trong chức trách của hắn. Liễu Tuấn không để ý lắm, bọn họ thường thảo luận những bài viết được cho đăng trên tờ Kèn lệnh, lấy quan điển triết học Marx để tiền hành phân tích quan điểm của bài viết, thi thoảng còn phát sinh ra một số tranh luận.
Thứ thuần lý luận, mỗi người đều có khả năng có kiến giải khác nhau.
Có điều Liễu Tuấn chỉ xem có một đoạn bất giác ưỡn thẳng lưng lên, ánh mắt trở nên hết sức chăm chú.
Bài báo này của Thiệu Dật Bình có tiêu đề rất dài, gọi là ( luận dưới thể chế hiện tại làm sao tăng cường giám sát quyền lực của người đứng đầu đảng chính phủ). Tiêu đề như vậy ở trên Kèn lệnh, không phải hiếm thấy, thậm chí có tiêu đề còn quyết liệt hơn.
Quan trọng là nội dung ra sao.
Văn chương của Thiệu Dật Bình trước kia Liễu Tuấn đã đọc qua, riêng luận phong cách văn chương thì rất "cổ", cách thức tiêu chuẩn hóa, luận điểm rõ ràng, luận chứng đi từ nông vào sâu, cấp độ rõ ràng. Văn chương như thế đọc không có khoái cảm, cán bộ phổ thông trừ những người làm lý luận ra thì đa số không xem nổi.
Liễu Tuấn không tới mức nông cạn như thế, tới tầng cấp của y, cần phải đi sâu thao khảo lý luận, y cũng đã tới giai đoạn phải dần dựng lên hệ thống lý luận của bản thân.
Quan điểm của Thiệu Dật Bình xem qua không có gì là mới mẻ, chuyện giám sát quyền lực này đã có rất nhiều học giả phát biểu rồi, cũng tiến hành đủ loại tham khảo. Từ lý luận mà nói, văn chương của Thiệu Dật Bình không có chỗ nổi bật, làm Liễu Tuấn phải nghiêm mặt là mục đích bài viết rất rõ ràng.
Không ngờ Thiệu Dật Bình lấy thành phố Minh Châu làm vì dụ, mũi gião chĩa thẳng vào bí thư Vu Hướng Hoành.
Thiệu Dật Bình chỉ ra, mấy năm qua Minh Châu phát sinh một số hiện tượng khá "kỳ lạ". Đó là đặc điểm hành văn của Thiệu Dật Bình, ở phương diện dùng từ ngữ rất chú ý, không tùy tiện dùng từ quá kịch liệt. Văn chương mang tính lý luận trước tiên phải công chính khách quan. Nếu giống Mạnh phu tử, hơi chút chửi người khác là "cầm thú", e rằng chẳng mấy người thực lòng khâm phục.
Thiệu Dật Bình cho rằng, mấy năm qua xem thường chính sách ổn định vĩ mô của TW, tự làm theo ý mình, nguyên nhân chủ yếu là vì lãnh đạo của đảng chính phủ, hiểu sai về quyền lực của bản thân, không có tính tự giác tiếp nhận giám sát. Với chính sách của TW còn như thế, càng không để ý tới giám sát dân gian và cán bộ cấp dưới.
Thành phố Minh Châu vì phù phiếm theo đuổi các loại con số của hiệu quả kinh tế, ngoảnh mặt làm ngơ trạng thái dân sinh.
Để chứng minh quan điểm của bản thân là chính xác, Thiệu Dật Bình ví dụ về chuyện quần chúng cáo trạng của Minh Châu mấy năm qua. Chỉ ra bất kẻ là từ số lượng hay quy mô tô giác đều vượt xa trước kia. "Mức độ hài lòng của quần chúng" chính là thước đo thành tích của người chấp chính. Cách làm của Minh Châu đã khiến quần chúng cực đồ bất mãn, đủ chứng minh chính sách có vấn đề. Ngọn nguồn là quyền lực của lãnh đạo đảng và chính phủ mất giám sát cho nên mới xảy ra tình trạng trên.
Bài báo đó thậm chí có thể nói là bài hịch "thảo phạt" Vu Hướng Hoành.
Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Trùng Sinh Chi Nha Nội
Chương 1890: Hịch thảo phạt Vu Hướng Hoành
Chương 1890: Hịch thảo phạt Vu Hướng Hoành