Đàm huyện chính là quê hương của Tào Tháo, tiếp giáp với Bái huyện, Nhữ Nam và Trần quận. Tào Tháo hiện đã trở thành tư không, là người phụng mệnh thiên tử, sai khiến chư hầu, chính vì thế Đàm huyện cũng mạnh lên như thuyền dâng theo nước. Tào Bằng không biết rằng mấy chục năm sau nơi này sẽ trở thành một trong bốn kinh đô phụ lớn của Tào Ngụy. Đàm huyện tạm thời nhìn thì có vẻ rách nát, tường thành xây bằng đất cũng không quá cao.
Tào thị và Hạ Hầu thị là hai đại tộc ở Đàm huyện.
Nhưng đến cuối năm Kiến An thứ hai, Lã Bố phái Cao Thuận, Trương Liêu đánh Lưu Bị. Hạ Hầu Uyên từng xuất binh viện trợ, đã từng có một trận đại chiến với hai người Trương - Cao ở Đàm huyện. Sau đó, Hạ Hầu Uyên hoảng sợ rút chạy. Người trong tộc Tào thị và Hạ Hầu thị ở Đàm huyện cũng đều rời bỏ nơi này mà đi, đại đô được chuyển dời đến Hứa đô. Tào Bằng tới Đàm huyện rồi liền sai người thông báo cho huyện lệnh Đàm huyện. Dựa theo quy củ thì binh mã không được vào thành. Chính vì vậy, Hác Chiêu và Hạ Hầu Lan liền dẫn binh cắm trại xung quanh trạm dịch ngoài thành.
Tào Nam và ba người Hoàng Nguyệt Anh cùng ở trong trạm dịch, sau đó Tào Bằng dẫn theo Cam Ninh đi vào Đàm huyện.
Lại nói, Cam Ninh lần này rất thiệt thòi!
Lần này, trong trận đại chiến ở Từ châu, gần như tất cả mọi người đều được thăng chức, chỉ có ba người Cam Ninh, Hạ Hầu Lan và Hác Chiêu là chẳng được chút lợi lộc gì.
Hác Chiêu danh tiếng chưa có, trong trận chiến ở Khúc Dương thì gã lại phải đóng ở Đông Lăng Đình, không có thưởng cũng cho là thôi đi.
Nhưng Hạ Hầu Lan và Cam Ninh đều là công thần trong trận chiến Khúc Dương. Hai người bọn họ đều không phải là không có cơ hội, mà là không muốn.
Trong mắt Cam Ninh, y đã được Hoàng Thừa ngạn giao phó phải chăm sóc Hoàng Nguyệt Anh.
Chính vì thế, thăng chức hay không giờ cũng không quan trọng. Với lại, chỉ cần y theo sát Tào Bằng, sớm muộn gì cũng có cơ hội.
Còn Hạ Hầu Lan, gã lại lấy lý do "Ta là gia tướng" để được tiếp tục ở lại bên cạnh Tào Bằng. Từ tình hình hiện tại, Tào Bằng vì giải cứu cho gia quyến Lã thị mà bị trách phạt, thành tích và sai lầm bổ sung cho nhau, nhưng chính vì hắn hành động như vậy mà Hạ Hầu Lan lại càng thêm kính trọng hắn hơn.
Từng hành động của Tào Bằng trong mắt Hạ Hầu Lan đều có hai chữ "Nghĩa sĩ".
Đầu năm nay, mọi người đều rất coi trọng chữ "Nghĩa". Cách làm của Tào Bằng không hổ với danh hiệu "Bát nghĩa", rất đáng cho gã đi theo.
Cứ như thế, Hạ Hầu Lan lấy thân phận là gia tướng như trước đây, đi theo Tào Bằng.
Đừng thấy bọn Vương Húc, Phan Chương đều được thăng quan, dựa vào tài đức của công tử sớm muộn người cũng thành đại nghiệp. Chỉ cần đi theo công tử còn sợ không có cơ hội sao? Còn nữa, Hạ Hầu Lan cũng không muốn ở lại Quảng Lăng, dù sao bên đó cũng hơi hoang vắng.
Nhà Hạ Hầu rất dễ tìm, có người nói Hạ Hầu Chân này chính là thân thích của Hạ Hầu Uyên.
Tào Bằng tới huyện nha Đàm huyện trước bái kiến huyện lệnh Đàm huyện. Nghe được nơi ở của Hạ Hầu Uyên xong, hắn liền theo một tên đãi dịch dẫn đường tìm tới nơi ở của Hạ hầu Uyên. Nơi này cũng không quá lớn, nhưng với diện tích hai khoảnh đất ở Đàm huyện này cũng coi như là nhiều.
Nhà cao, cửa rộng, không một chỗ nào không cho thấy gia cảnh sung túc của Hạ Hầu Uyên cả.
Hạ Hầu Lan tiến lên, đập đập mạnh lên cửa đại môn.
Chỉ một lát sau, chợt nghe phía sau cửa vang lên tiếng bước chân. Cửa đại môn mở ra, một lão gia nhân từ trong đi ra. Lão trợn tròn mắt, nghi hoặc hỏi:
-Xin hỏi, người gõ cửa là ai đấy?
-Ta là Tào Bằng, được Hoàn phu nhân ủy thác tìm một người tên là Hạ Hầu Chân. Hoàn phu nhân nhờ ta dẫn y đến Hứa đô, chẳng hay Hạ Hầu Chân có ở nơi này hay không?
Lão gia nhân ngẩn người, chợt gật đầu.
-Các ngươi là đến tìm Chân tỷ ư? Mời đi theo ta.
Chân tỷ?
Tào Bằng ngơ ngẩn, Hạ Hầu Chân là nữ nhân ư?
Tào Chân sao lại không nói rõ cho hắn biết?
Lão gia nhân dẫn theo bọn Tào Bằng đi tới đại sảnh trong phủ, mời bọn họ ngồi trong đó, rồi vội vã rời đi.
Mất khoảng chừng thời gian một chén trà, chợt nghe bên ngoài phòng có tiếng bước chân vang lên.
Một thiếu nữ thân mặc áo tang bước vào.
Nàng ngẩng đầu nhìn, chợt thấy Tào Bằng thì không khỏi ngẩn người ra, chợt thốt lên:
-Thỏ ca ca, sao lại là ngươi?
-Phụt!
Tào Bằng đang uống nước, chợt phun ra sạch, liên tục ho sặc sụa.
Ta ghét thỏ, lại càng ghét kẻ khác gọi ta là "Thỏ ca ca", nghe đã chả thấy mạnh mẽ chút nào rồi. Ngẩng đầu, vừa thấy dáng dấp của người thiếu nữ, Tào Bằng cũng chợt ngẩn ra. Bởi thiếu nữ này đúng là người quen của hắn thật, cũng đã từng gặp mặt hắn. Người đầu tiên gọi hắn là Thỏ ca ca, chính là nha đầu đứng trước mặt này. Lúc này, nàng đang rụt rè đứng ngoài cửa, ánh mắt thoáng vẻ nghi hoặc.
Tục ngữ có câu rất hay: Nam yếu tiếu, nhất thân tạo, nữ yếu tiếu, tam phân hiếu.
Thiếu nữ vận bộ đồ tang, nhưng vẫn xinh đẹp động lòng người, như bông sen tinh khiết, không dính chút bụi trần, khiến người nhìn chợt sinh lòng cảm mến.
Nhà Hạ Hầu có người mất ư?
Hắn chưa từng nghe nói a…
Tào Bằng nghi hoặc, nhưng vẫn đứng dậy.
-Tỷ là Hạ Hầu Chân ư?
-Đúng!
-Hoàn phu nhân lệnh ta đưa tỷ về Hứa đô. Tại hạ là kỵ đô úy Tào Bằng.
Hạ Hầu Chân nghe thấy thế, gương mặt chợt lộ vẻ vui mừng:
-Hóa ra là người của thẩm nương phái tới. Thương Thư hiện có khỏe không?
Thương Thư là tự của Tào Xung, trưởng tử của Hoàn phu nhân. Theo lý mà nói, tự này thường là sau khi người trải qua lễ trưởng thành mới nhận được. Nhưng ở những năm cuối thời Đông Hán, lễ nhạc thay đổi nhiều, rất nhiều quy củ cũng dần trở nên lỏng lẻo. Tào Xung sinh năm Kiến An nguyên niên, hiện chưa quá ba tuổi. Nói thế nhưng trẻ con mới sinh thường một tuổi mới bắt đầu học nói, còn Tào Xung gần sáu tháng đã có thể gọi cha rồi.
Một tuổi có thể gọi Hoàn phu nhân là nương.
Mặc dù Tào Xung không phải đứa con đầu tiên của Tào Tháo, thế nhưng khi thằng bé gọi Tào Tháo là cha, cũng khiến y vui mừng hết sức.
Cổ nhân thường nói thiên tài luôn có những biểu hiện không giống với người thường.
Tào Xung cũng là không phải là người bình thường. Chính vì thế, năm Tào Xung tròn một tuổi, Tào Tháo liền ban thưởng tên tự cho Tào Xung là Thương Thư.
Tào Bằng ngẩn ra:
-Thương Thư là ai?
Vừa nghe đến đây, Hạ Hầu Chân lập tức tỏ vẻ cảnh giác, chân vội lùi lại khỏi cánh cửa phòng khách.
-Ngươi rốt cuộc là ai? Đến Thương Thư cũng không biết, phu nhân sao có thể phái ngươi đến đây được?
Tào Bằng không khỏi bật cười, vừa định mở miệng giải thích, lại nghe ngoài cửa vang lên tiếng hỗn loạn. ngay sau đó, một đám gia đinh gia tướng liền đổ xô đến bên ngoài cửa phòng khách.
-Chân tỷ chớ trách, ta không phải là gia thần của Hoàn phu nhân.
Tào Bằng vội vã giải thích, nói:
-Lúc trước, ta giữ chức Hải Lăng úy ở Quảng Lăng. Đô úy đồn điền Hải Tây Đặng Tắc là anh rể ta. Tỷ có biết Tào Chân không? Người đó là anh em kết nghĩa của ta. Khi xưa chúng ta từng cùng ở trong đại lao ở Hứa đô, cả tám người cùng kết nghĩa, danh là bát nghĩa.
Hạ Hầu Chân khẽ cắn môi, vẻ cảnh giác trên mặt cũng giảm đi nhiều.
Cũng khó trách, tuy đã từng gặp qua Tào Bằng trong phủ Điển Vi nhưng dù sao đôi bên cũng không quen biết, có trời mới biết được thân phận hiện nay của hắn.
Nhưng danh hiệu bát nghĩa thì Hạ Hầu Chân đã từng nghe qua.
Tào Bằng lấy trong người ra phong thư của Tào Chân:
-Ta phụng lệnh trở về nhà cho kịp quan chi lễ. Tử Đan gởi thư nói muốn ta ghé qua Tiếu huyện, đón Chân tỷ đến Hứa đô. Chính vì thế, ta thực sự không biết Thương Thư là ai cả. Nếu tỷ không tin thì có thư này để làm chứng đây.
Một gã gia tướng tiến lên, nhận lấy lá thư.
Hạ Hầu Chân xem thư xong cũng không còn nghi ngờ nữa.
Hai gò má đỏ hồng, nàng khẽ nói:
-Thương Thư là trưởng tử của thẩm nương.
Trưởng tử của Hoàn phu nhân?
Tào Bằng thoáng đã hiểu được, đó chẳng phải là Tào Xung rất nổi tiếng ở thời hậu thế đó sao?
Sự tích về danh xưng của Tào Xung ở kiếp trước Tào Bằng đã từng học qua, nhưng rốt cuộc chuyện đó có thực hay không, hắn cũng không hiểu rõ lắm. Nhưng người đó là thần đồng thì không còn nghi ngờ gì nữa. Hậu thế đã từng nghiên cứu, nói Tào Ngụy nếu để cho Tào Xung tiếp chưởng, rất có thể sẽ tốt hơn nhiều so với để Tào Phi kế vị.
Nhưng chuyện này ai có thể nói cho rõ ràng được?
Hạ Hầu Chân thật sự xấu hổ, xua tay bảo đám gia thần lui ra.
-Tào ca ca chớ trách, không phải ta đa nghi mà là năm kia, Tiếu huyện từng gặp chiến tranh, thế nên trong nhà cũng từng bị ảnh hưởng, cho nên mới phải cẩn thận đến thế.
-Không có việc gì!
Tào Bằng cười cười, chắp tay đáp lễ Hạ Hầu Chân, nói:
-Nếu Chân tỷ đã tin ta, xin hãy chuẩn bị một chút.
Trước ngày mười lăm tháng hai, ta cần phải có mặt ở Hứa đô, vì vậy không thể ở lại Tiếu huyện lâu lắm. Xin tỷ hãy chuẩn bị sẵn sàng, sáng sớm ngày mai, ta sẽ chờ ở bên ngoài thành bắc. Sau đó, chúng ta sẽ tới Trần huyện trước. Ta có ước hẹn với Tử Liêm thúc phụ, sẽ dừng lại khoảng chừng một ngày, rồi sẽ trở về Hứa đô.
Có thể thấy được, Hạ Hầu Chân thật ra rất đa nghi.
Nếu đã như thế, Tào Bằng chỉ cần nói rõ ràng, tránh cho nàng khỏi hoài nghi, lãng phí hơi sức.
Hạ Hầu Chân nhẹ giọng nói:
-Vậy giờ mão ngày mai, chúng ta sẽ gặp mặt lại ở bên ngoài thành cửa bắc.
-Vậy thì xin cáo từ!
Cô nam quả nữ tuy có nhiều gia thần ở bên cạnh cũng không tiện lắm.
Thấy Hạ Hầu Chân mặc tang phục như thế chắc hẳn có thân nhân mới mất, Tào Bằng cũng không tiện lưu lại.
Hắn cùng Cam Ninh rời khỏi nhà Hạ Hầu. Ra khỏi cửa nhà, hai người nhìn sắc trời, đã trưa muộn.
Bụng Tào Bằng bắt đầu sôi lên. Hắn nhìn Cam Ninh, thấy gã ước chừng cũng chẳng khác gì hắn. Hai người cùng nhìn nhau, chợt nở nụ cười.
-Ta nghe nói Tiếu huyện có một nơi gọi là Bào Thủy các, đầu bếp của quán rất khéo tay nấu nướng, chi bằng chúng ta đến đó thưởng thức xem?
Cam Ninh nói:
-Xin tùy ý công tử.
Bào Thủy các nằm ở sườn tây của Tiếu huyện.
Phía bên trái trước cửa quán tiếp giáp với Bào Thủy, cảnh sắc khá đẹp.
Bào Thủy là một nhánh của Lãng Thang Cừ.
Tại nơi phân cách giữa Trần quận và Nhạc huyện, nơi Trần quận vắt ngang qua Bái quận, có sông Hoài Thủy chảy qua.
Dòng nước không chảy xiết lắm. Vào mùa xuân, hai bên bờ sông, dương liễu rất xanh. Gió thổi qua khẽ mang theo hương hạnh nhàn nhạt, khiến người sảng khoái.
Tào Bằng và Cam Ninh ăn trưa ở Bào Thủy các. Đợi đến khi hai người dùng xong đã không còn sớm nữa rồi.
Vì vậy, hai người đi ra khỏi tửu lâu, chuẩn bị ra khỏi thành, về trạm dịch nghỉ ngơi.
Thế nhưng, vừa ra khỏi cửa đại môn của tửu lâu, hai người đã chợt nghe thấy tiếng hỗn loạn trên đầu đường lớn.
Tiếng người hò hét, tiếng ngựa hí vang hết sức hỗn loạn. Nhiều người cao giọng hét lên:
-Ngựa nổi điên, ngựa nổi điên rồi!
Chỉ thấy một con ngựa kéo theo một chiếc xe, điên cuồng phi như bay dọc theo đường lớn. Trên xe, mơ hồ có thể thấy được bóng dáng một lão bà đang sợ đến mất cả hồn vía.
Một lão tẩu đứng giữa đường lớn nhìn xe ngựa đang phi như điên đến nhưng vẫn không thể nhúc nhích nổi.
Tào Bằng gần như chẳng kịp suy nghĩ, hét lớn một tiếng:
-Hưng Bá, cứu người!
Vừa nói, hắn vừa vội nhảy vọt ra, một tay kéo lấy lão tẩu ngã xuống đất. Cùng lúc đó, Cam Ninh cũng xông ra đến giữa đường lớn, đóng đường tiến của con ngựa. Mắt thấy sắp bị ngựa đâm vào, Cam Ninh chợt phóng người lên không trung, vững vàng rơi xuống lưng ngựa. Gã lấy tay kẹp lấy cổ con ngựa điên, hét lớn một tiếng, chợt đứng dậy. Con ngựa đang nổi điên gần như hít thở không nổi, hí lên một tiếng dài, hai chân trước dựng đứng lên.
-Còn không ngoan ngoãn cho ta.
Song chưởng của Cam Ninh kẹp chặt như đôi kìm sắt.
Con ngựa điên buộc phải hạ hai chân xuống, chẳng mấy chốc đã ngoan ngoãn trở lại.
Lúc này, Tào Bằng cũng đã chạy tới, nhảy lên xe ngựa, vén màn xe lên.
Trong xe là một lão bà mặc áo trắng, mặt mày trắng nhợt, người đã ngất tự bao giờ.
Mấy tên gia đinh chạy tới, thấy lão bà như thế cũng không khỏi luống cuống, hoảng hốt gọi, định đỡ lão bà xuống xe ngựa.
-Dừng lại. Dừng ngay tay lại. Các người định hại chết lão phu nhân ư?
Tào Bằng luôn miệng hét lên. Hắn xông vào thùng xe, đỡ lão ba lên, rồi ấn vào huyệt nhân trung của bà.
-Hô! Suýt nữa thì lão thân chết rồi!
Lão bà tỉnh lại, thở phào một cái.
Tào Bằng cũng thở dài, vội nói:
-Lão phu nhân nên nằm yên, không nên cử động. Trước mắt cứ nghỉ ngơi chút cho bình tĩnh lại đã.
-Vị thiếu niên trẻ tuổi này, ngươi đã cứu lão thân sao?
-Cũng không thể nói là cứu, chẳng qua chỉ là có duyên gặp gỡ thôi.
Tào Bằng vừa nói chuyện, vừa đặt dưới đầu lão phu nhân thêm một cái đệm.
-Lão phu nhân, người đừng nói chuyện nữa, cứ nghỉ ngơi trước đã.
Dứt lời, Tào Bằng nhẩy xuống khỏi xe ngựa, gật đầu với Cam Ninh.
-Hưng Bá, hảo bản lĩnh.
-Ha ha, thân thủ của công tử cũng nhanh nhẹn lắm.
Tào Bằng căn dặn gia thần vài câu, rồi cùng Cam Ninh lên ngựa, ra ngoài thành.
Một lát sau, huyện lệnh Tiếu huyện dẫn theo mọi người chạy tới. Vị huyện lệnh này hoảng hốt, bước lên nói:
-Lão phu nhân, không sao chứ?
-Lão phu nhân đã đỡ rồi, đang định hồi phủ.
-Văn Độ, là ngươi sao?
-A, thẩm bà, chính là chất tôn đây.
-Người vừa ngăn con ngựa điên lại cứu ta ngươi đã cảm ơn chưa?
-A?
Huyện lệnh ngẩn người ra, quay đầu nhìn đám gia thần.
-Vừa rồi có hai vị tráng sĩ ngăn cản con ngựa điên lại, cứu lão phu nhân. Chỉ là bọn họ không chịu để lại danh tính đã đi rồi. Trong đó, có một người tên là Hưng Bá, một người nữa là thiếu niên, ngựa cưỡi của vị công tử con quan này nhìn rất bất phàm, giống như con Chiếu Dạ Bạch của tướng quân Diệu Tài vậy? Bọn họ đi rất vội, chúng ta mải xem lão phu nhân thế nào, không thể cản lại được. Hình như bọn họ đi ra cổng bắc thì phải.
-Hưng Bá? Chiếu Dạ Bạch?
Huyện lệnh vừa nghe thấy thế chợt ngẩn người ra.
Trong xe ngựa, lão phu nhân lần nữa kêu lên:
-Văn Độ!
-A, thẩm bà!
Huyện lệnh trèo lên xe ngựa, vào trong thùng xe, đỡ lão phu nhân dậy.
-Thẩm bà, hai vị tráng sĩ đi gấp, gia nhân không ngăn cản được. Nhưng nghe đám gia nhân nói, chất tôn cũng đoán được vài phần rồi.
-A?
-Buổi trưa, bọn họ từng đến dinh thự bái kiến chất tôn, trong đó có một người tên là Tào Bằng, là kỵ đô úy dưới trướng tộc huynh. Bọn họ tới là để thăm phủ đệ của tướng quân Diệu Tài, nhưng cụ thể có chuyện gì ta cũng không rõ lắm. Hay là chúng ta mời hắn đến?
-Ha ha, người ta đã không chịu lưu danh tức là đã không muốn được báo ân rồi. Nhưng chúng ta không thể có ân không báo được. Được rồi, ngươi hỏi thăm tình hình một chút xem lai lịch hắn thế nào. Ta cũng đang muốn trở về Hứa đô, biết đâu lại cùng đường.
Huyện lệnh lên tiếng, rồi ra khỏi xe ngựa.
Mấy tên gia thần cẩn thận kéo xe ngựa rời đi, chỉ để lại viên huyện lệnh đứng trên đường lớn, vẻ mặt trầm tư.
-Lão gia, chúng ta trở về đi.
-Ừ. Đừng vội, chúng ta đến nhà tướng quân Hạ Hầu một chuyến đã.
Tào Bằng và Cam Ninh đúng thực không để chuyện này trong lòng.
Cam Ninh vốn là người phóng khoáng, vốn không có chuyện giúp người vì muốn được báo ân. Còn Tào Bằng ư? Hắn dĩ nhiên lại càng không thể nhớ trong lòng rồi.
Trở lại trạm dịch, hai người cùng đi xem doanh trại một chút.
Hác Chiêu và Hạ Hầu Lan đang vây quanh Hám Trạch, nghe y giảng giải Xuân Thu.
Vốn dĩ ban đầu, Tào Bằng định dù thế nào cũng để Hám Trạch làm huyện thừa Hải Tây, thậm chí còn định sắp xếp cho y làm chủ bộ đồn điền.
Chủ bộ đồn điền làm gì?
Chính là phụ trách các công việc cụ thể của đồn điền.
Đặng Tắc tuy là đô úy đồn điền, chủ trì công việc của đồn điền nhưng dù sao cũng không thể đích thân lo mọi chuyện. Có một số việc vẫn phải để cấp dưới xử lý. Đồn điền hiện nay không chỉ có riêng huyện Hải Tây nữa. Mấy trăm khoảnh, thậm chí mấy nghìn khoảnh đất đồn điền đều nằm trong tay Đặng Tắc. Các công việc khác cũng cần có người thực hiện cụ thể. Chủ bộ đồn điền có thể nói là người nắm trong tay vật tư, nhân khẩu của đồn điền cùng ruộng đồng và rất nhiều các công việc khác nữa, tức là trợ thủ quan trọng của đô úy đồn điền. Thế nhưng Hám Trạch dường như không có hứng thú với việc này.
Y muốn theo Tào Bằng, dĩ nhiên Tào Bằng cũng không từ chối.
Khi bọn Bộ Chất đi, Đặng Chi ngược lại lại tình nguyện ở lại hải Tây, làm trợ thủ cho Đặng Tắc.
Tào Bằng mất một năm để thu hút nhân thủ, thoáng cái đã chẳng còn ai.
Cam Ninh cũng tốt, Hạ Hầu Lan, Hác Chiêu cũng được, tất cả đều là các nhân vật giỏi về chiến đấu. Nhưng bên cạnh hắn thực sự cần một người có tài giúp hắn bày mưu tính kế.
Hám Trạch không thể phủ nhận là người thích hợp nhất.
-Đức Nhuận tiên sinh lại giảng Xuân Thu sao?
Tào Bằng bước vào quân trướng, cười ha ha nói.
Hạ Hầu Lan và Hác Chiêu vội vã đứng dậy hành lễ. Hám Trạch buông sách xuống, nói:
-Chẳng qua là nhàn nhã mới tăng thêm vài phần lạc thú mà thôi.
Hạ Hầu Lan và Hác Chiêu không phải là người có học vấn xuất chúng gì cho cam.
Trong đó, Hạ Hầu Lan còn đỡ, ít ra cũng nhận biết được vài con chữ. Nhưng Hác Chiêu lại kém hơn nhiều. Nếu nói về khả năng huấn luyện binh sĩ, gã thậm chí còn cao hơn Trương Liêu, Cao Thuận, các chiến pháp để xông vào trận địa địch, gã cũng hiểu rất rõ. Nhưng chữ lại chẳng biết lấy một chữ, ngay đến tên nhà mình cũng không viết được.
Năm xưa, Hạ Hầu Lan từng bái sư theo Đồng Uyên, nhờ đó mới biết được chút ít.
Hác Chiêu từ nhỏ đã tòng quân, lớn lên trong quân ngũ, đâu có cơ hội biết chữ?
Chính vì thế, khi gã ở Đông Lăng Đình, đã theo Bộ Chất học chữ. Sau Hám Trạch đến, gã lại theo Hám Trạch, bắt đầu học binh pháp.
Hám Trạch tặng cho Hác Chiêu "Tư Mã pháp" đang cực kỳ phổ biến.
Lúc rảnh rỗi, y còn giảng giải "Xuân Thu" cho Hác Chiêu nghe, khiến Hác Chiêu hết sức thích thú.
-Mọi chuyện thế nào rồi?
-Tất cả đều thuận lợi, ngày mai giờ dần chúng ta sẽ ăn cơm, giờ mão xuất phát.
-Vậy thì rất tốt.
Tào Bằng ở trong quân trướng nói chuyện phiếm với bọn Hám Trạch một hồi, rồi cùng Cam Ninh trở về trạm dịch.
Một đêm bình an trôi qua. Sáng sớm hôm sau, bọn Tào Bằng ăn chút điểm tâm rồi nhổ trại, đi tới bên ngoài cửa bắc thành của Tiếu huyện. Hạ Hầu Chân dẫn theo hơn trăm gia thần đứng chờ bên ngoài cửa thành. Nhưng còn một chuyện ngoài sự suy đoán của Tào Bằng là huyện lệnh Tiếu huyện cũng có mặt ở đó.
-Tào huyện lệnh sao ngài lại tới đây?
Huyện lệnh Tiếu huyện tên là Tào Hạnh, tự là Văn Độ.
Phụ thân của y tên là Tào Du, là tộc phụ của Tào Tháo. Cái gọi là tộc phụ chính là nói đến vị trưởng bối trong tộc, chứ không có quan hệ huyết thống trực tiếp với Tào Tháo.
Những năm cuối thời Đông Hán, Tào Du cũng là một nhân vật khó lường, từng được tướng quân Quan Bái Vệ phong làm liệt hầu.
Tào Hạnh và Tào Tháo ngang vai vế với nhau, xem nhau như đường huynh đệ.
Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Tào Tặc
Chương 248: Lão bà
Chương 248: Lão bà