TopTruyenHayNhat.Com

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Tào Tặc
Chương 453: Loạn Lương Châu (1)

Cao Can đã xuất binh!

Điều này nằm trong dự đoán của Tào Bằng, đồng thời cũng có chút khiến hắn bất ngờ.

Lý Nho quả nhiên không hổ với danh xưng chủ mưu đệ nhất của Lương Châu năm đó, tính toán phản ứng của Viên Thị chuẩn xác như thế.

Như vậy tiếp theo, Mã Đằng chắc sẽ ra tay.

Tào Bằng không vội nói tin này cho những người khác, mà sau một hồi trầm tư, hắn tiếp tục bảo mọi người khai khẩn đất đai.

Đến thì đến đi, lẽ nào lão tử ta còn sợ cha con Mã gia nhà ngươi sao?

Kim Thành quận Giải.

Hàn Toại cũng nhận được tin Cao Can xuất binh, y đi lại loanh quanh trong phòng khách, chần chừ không quyết. Y không biết, có nên xuất binh hay không?

Mã Đằng gửi thư, mời y liên thủ xuất binh.

Thế nhưng trong lòng Hàn Toại lại không muốn cùng Mã Đằng tạo phản.

Sứ giả của Viên Thượng đã vẽ ra một chiếc bánh lớn cho Mã Đằng, khiến Mã Đằng mê mẩn. Nhưng trong mắt Hàn Toại, kế hoạch đó dường như không thể thực hiện. Viên Thiệu còn chưa phải là đối thủ của Tào Tháo, huống chi là huynh đệ Viên Thượng? Nếu chuyện này do một tay Viên Thiệu bày ra thì Hàn Toại nói không chừng sẽ lung lay. Nhưng huynh đệ Viên Thượng chỉ là hạng người chí lớn nhưng tài mọn, tuyệt đối không có khả năng.

Mã Đằng có dã tâm rất lớn, hơn nữa còn cực kỳ kiêu ngạo.

Sau khi cậy thế của tướng quân Mã Viện, gã luôn muốn gây dựng đại nghiệp. Lúc ở Hà Tây, gã đã gặp hạn lớn, dù nguyên khí không bị thương nhưng lại khiến hắn không thể chịu đựng được. Hơn nữa Hà Tây đối với Võ Uy mà nói có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng, Mã Viện đương nhiên sẽ không cam tâm tình nguyện ngồi nhìn Hà Tây bị người khác chiếm mất, bất cứ lúc nào cũng có thể uy hiếp tới Võ Uy.

Gã muốn đoạt lại Võ Uy!

Điều này Hàn Toại rất rõ trong lòng.

Nhưng vấn đề là, gã có thể giành lại được không?

Hàn Toại không hiểu Tào Bằng lắm, nhưng cũng từng nghe nói qua danh tiếng của hắn.

Ở một góc độ nào đó, Hàn Toại và Tào Bằng thuộc cùng một loại người. Tào Bằng là danh sĩ Trung Nguyên, Hàn Toại là danh sĩ Lương Châu. Nói ra thì cả đời này Hàn Toại hy vọng nhất là được gia nhập vào trong vòng tròn sĩ lâm Trung Nguyên. Đáng tiếc, Lương Châu hoang sơ, lại là chỗ ở của người Hồ Hán nên trong mắt người Trung Nguyên luôn không bao giờ được xếp hạng.

Từ khi Tào Bằng vào làm chủ Hà Tây, Hàn Toại luôn quan tâm đến Tào Bằng.

Từ việc âm thầm chịu đựng lúc đầu đến sự bùng nổ bất ngờ sau này, từng hành động đều được Hàn Toại hết sức tán thưởng.

Hiện giờ, Mã Đằng bảo y khởi binh phản Tào, Hàn Toại thực lòng không muốn đồng ý...

Bên ngoài có tiếng bước chân vang lên, Hàn Toại quay người nhìn, thấy một tướng quân trẻ tuổi đang bước nhanh từ ngoài phòng vào.

- Ngạn Minh, ngươi tới đúng lúc lắm.

Hàn Toại đột nhiên nở nụ cười tươi rạng rỡ với chàng trai này.

Người vừa tới tên là Diêm Hành, tự Ngạn Minh, là con rể của Hàn Toại.

Hắn cũng chính là võ tướng hàng đầu Lương Châu thật sự như lời Doãn Phụng đã nói. Trước đây Mã-Hàn không hợp nhau, giao binh Liêu chiến. Diêm Hành từng chiến đấu ba trăm hồi với Mã Siêu, cuối cùng suýt nữa lấy được tính mạng của Mã Siêu. Trong đó có yếu tố may mắn, nhưng cũng là nhờ bản lĩnh cao cường của Diêm Hành. Nếu hắn không có võ nghệ cao như thế, e rằng cũng chẳng thể tranh đấu với Mã Siêu.

Cuộc đại chiến đó xảy ra vào năm Kiến An Nguyên, cách hiện giờ đã tám năm.

Thiếu niên lỗ mãng trước kia đã trở nên chín chắn, phong độ. Mã-Hàn sống yên ổn với nhau, một phần nguyên nhân trong đó chính là võ dũng của Diêm Hành, khiến cha con Mã thị cảm thấy kinh hãi. Hàn Toại không có con trai, chỉ có một con gái đã gả cho Diêm Hành. Trong mắt Hàn Toại, Diêm Hành gần như sẽ là người thừa kế của y, hàng ngày đương nhiên cực kỳ nể trọng. Bất kể việc to hay việc nhỏ, y đều thảo luận và hỏi ý kiến của Diêm Hành.

Lần này Mã Đằng mời y xuất binh, Hàn Toại hẳn muốn tìm Diêm Hành tới để hỏi ý kiến.

Diêm Hành cao hơn tám thước, eo nhỏ lưng hẹp, cực kỳ oai hùng.

- Nhạc phụ, rốt cuộc là chuyện gì khiến nhạc phụ lo lắng như thế?

- Ngạn Minh, ngồi xuống đã.

Hàn Toại ra hiệu cho Diêm Hành ngồi xuống, rồi sau đó đưa phong thư của Mã Đằng cho Diêm Hành.

Diêm Hành xem xong, nhíu mày hỏi:

- Mã Thọ Thành muốn tạo phản sao?

Viên Thượng mời y xuất binh và hứa lấy cái tên Quan Trung Vương. Thêm nữa năm ngoái y đã mất mặt ở Hà Tây, đương nhiên giờ muốn lấy lại.

Nay, Cao Can từ Tịnh Châu xuất trận, tập kích Hà Đông.

Quan phong Vệ Ký đã triệu tập binh mã, chống lại Cao Can... Vệ Ký trước còn mượn binh của ta! Nói cùng nhau hiệp sức. Ta lấy cớ Khương Hồ ở Hà Hoàng, không dám điều động binh mã nên đã thoái thác được. Giờ Mã Đằng cũng muốn ta xuất binh, ta thực sự hơi do dự.

Mã Đằng thắng thì gã là Quan Trung Vương, ta vẫn là Thái Thú Kim Tần.

Nếu Mã Đằng thua thì nhà tan cửa nát, mà ta cũng sẽ đối mặt với sự trả thù của Tào Công. Nhưng nếu ta không đồng ý, chắc chắn sẽ gây bất hòa với Mã Đằng, tới khi đó Kim Thành sẽ phải đối mặt với họa binh đạo, thực sự đó là kết quả ta không muốn thấy.

Hàn Toại không hề giấu diếm điều gì với Diêm Hành.

Mã Đằng đã viết rõ trong thư, nếu chiếm được Quan Trung, muốn chia đều Lương Châu với y.

Nghe thì đúng là một sự mê hoặc lớn!

Nhưng trên thực tế, cái gì gọi là chia đều Lương Châu. Hình thức hiện giờ có gì khác so với chia đều Lương Châu? Y nắm giữ Kim Thành, phía sau có Hà Hoàng Hồ kỵ trợ giúp, ngồi vững với danh xưng chư hầu một phương. Vi Khang gặp y cũng rất cung kính, y có thể ra vào tự do các quận của Lương Châu. Chia đều Lương Châu? Rốt cuộc là chia thế nào? Tốt nhất nên giao Lũng Tây cho y mà thôi.

Thế nhưng vấn đề là, hứng thú của Hàn Toại đối với Lũng Tây đúng là không rõ ràng lắm.

Diêm Hành không trả lời ngay mà chăm chú đọc thư.

Rồi sau đó, Diêm Hành cười nhạt, đưa tay lên xé bức thư kia nát vụn.

- Mã Thọ Thành có chủ ý hay lắm.

- Ngạn Minh, thế là ý gì?

- Nhạc phụ, cha con Mã gia rõ ràng không hề có ý tốt với người.

- Thế là sao?

- Gã bảo chúng ta tấn công Lũng Tây, gã xuất binh từ Võ Uy, sau khi giành lấy Hà Tây sẽ qua sông đánh vào hai quận là An Định và Bắc Địa.

Tuy nhiên người đã nghĩ đến chưa, nếu người tấn công Lũng Tây thì từ đầu đã phải chịu đựng ba quận liên kết giáp công. Lũng Tây là nơi đặt bộ máy cai trị của Lương Châu, đóng quân trú binh. Cha con Tây Bộ giáo úy Vương Mãnh, Nhung Khâu đô úy Vương Mãi đều là những vị tướng dũng mãnh, hàng vạn người cũng không đỡ được. Con từng gặp Vương Mãi, cũng không phải là một nhân vật dễ đối phó. Huống hồ Thạch Thao tại Lâm Thao rất có bản lĩnh, chỉ ở Lâm Thao có một năm nhưng lại khiến dân chúng tin phục; Loại hống hách như Võ Sơn thị còn bị hắn ta thu phục mà không cần binh đao. Người này có mưu lược, cộng thêm cha con Vương Mãnh Vương Mãi, tuyệt đối không thể một đòn mà công phá được. Còn Trương Ký ở An Định, Dương Nghĩa Sơn ở Hán Dương không phải là loại bất tài. Nếu ba quận liên thủ lại, e rằng không đợi Mã Đằng xuất binh, Kim Thành đã nguy rồi.

Dương Nghĩa Sơn mà Diêm Hành nói chính là tham quân, Thái Thú Dương Thụ quận Bắc địa, biệt giá Lương Châu.

Dương Phụ vốn là người Ký huyện quận Thiên Thủy (nay là Cam Cốc Đông thuộc Cam Túc), năm Kiến An thứ tư, gã lấy thân phận làm việc ở Lương Châu, làm sứ giả của Thứ sử Lương Châu Vi Đoan và xuất sứ đi Hứa Đô, được bổ nhiệm làm Trường sử ở An Định. Sau khi Dương Phụ quay lại Lương Châu, chư quân Quan Trung hỏi rằng giữa Viên Thiệu và Tào Tháo ai sẽ thắng, Dương Phụ trả lời: Viên Thiệu rộng lượng nhưng không quyết đoán, giỏi mưu lược nhưng lại thiếu quyết sách. Không quyết đoán sẽ không có uy nghiêm, thiếu quyết sách sẽ hỏng việc. Tuy rằng hiện giờ hùng mạnh nhưng không thể giành được đại nghiệp.

Trong khi đó Tào Công có hùng tài, mưu sâu, quyết đoán, ứng biến không chút do dự. Pháp lệnh thống nhất và quân đội tinh xảo, có thể sử dụng những người không tuân theo thường quy, những người được tin dùng cũng đều tận lực. Tào Công là người gây dựng được đại nghiệp, có thể đi theo.

Cũng chính vì những lời này của gã, cuối cùng làm cho chư tướng Lương Châu không hành động.

Tuy nhiên, Dương Phụ cũng rất kiêu ngạo, không muốn đảm đương phó chức, vì thế liền từ bỏ chức vụ Trường sử An Định.

Năm Kiến An thứ tám, sau khi Trương Ký giữ chức Thái Thú ở An Định, muốn trưng dụng tài năng của Dương Phụ. Thế nhưng Lương Châu Thứ sử Vi Đoan lại bổ nhiệm y làm tham quân, biệt giá Lương Châu, khiến Trương Ký vô cùng tiếc nuối. Trương Ký bèn thông qua Chung Diêu tiến cử Dương Phụ cho Tào Tháo. May mà Tào Tháo có ấn tượng tốt với Dương Phụ, liền nói với Chung Diêu rằng:

- Nếu Nghĩa Sơn đã không muốn làm Trường sử, vậy thì làm Thái Thú đi.

Vì thế, mùa đông năm Kiến An thứ tám, Dương Phụ giữ chức Thái Thú quận Hán Dương.

Đồng thời Vi Đoan lại không muốn buông người này ra, liền để gã tiếp tục kiêm nhiệm làm tham quân, biệt giá Lương Châu...

Diêm Hành nhắc đến hai cái tên là Trương Ký và Diêm Phụ, họ đều rất có uy tín ở Quan Trung. Hàn Toại vừa nghe thấy hai cái tên này đã nhíu chặt mày lại. Dương Phụ và Trương Ký, một người mưu lược hơn người, một người có khả năng cai trị, đều là danh sĩ Quan Trung, có mối liên hệ cực kỳ thân thiết với thế tộc Quan Trung. Hai người này, cộng với Lũng Tây... Hàn Toại cũng cảm thấy đau đầu.

- Nhạc phụ, kể cả nhạc phụ có mời được tinh binh của Hà Hoàng, kể cả cuối cùng có giành được toàn thắng, e rằng cũng sẽ thảm bại nặng nề.

Đến lúc đó, Mã Thọ Thành qua sông đánh, sau khi giành được Bắc Địa và An Định, bước tiếp theo sẽ ra tay với ai? Theo con thấy, chưa chắc gã sẽ ngay lập tức tấn công Quan Trung, mà quay về nắm Kim Thành trong tay. Như thế, gã sẽ thống nhất được Lương Châu, cho dù sau này Tư Không phái binh đến, gã cũng có thể dùng danh nghĩa giết chết phản nghịch để loại bỏ nhạc phụ, rồi sau đó trấn thủ Lương Châu, giữ chức Lương Châu vương. Tư Không có muốn dụng binh với hắn cũng phải suy xét lợi hại được mất trong đó.

Những lời của Diêm Hành khiến Hàn Toại lạnh toát mồ hôi.

Y lớn tiếng nói:

- Nếu không có lời của Ngạn Minh, suýt nữa ta đã trúng kế của Mã Tặc.

Hàn Toại vò đầu, chần chừ đi lại hai vòng:

- Đã như vậy, ta sẽ không xuất binh, Ngạn Minh nghĩ thế nào?

- Không được.

Diêm Hành lại lắc đầu:

- Không xuất binh chắc chắn sẽ chọc giận Mã Tặc, làm không tốt y sẽ lập tức ra quân tấn công. Nhạc phụ chớ quên, lão già Vi Đoan vốn có nghi kỵ với hai nhà chúng ta, nếu không có sự liên thủ của Mã Hàn, lão đã dụng binh với chúng ta từ lâu rồi.

Lúc này, nếu chúng ta công kích lẫn nhau, người cuối cùng được lợi nhất tất nhiên là cha con Vi Đoan kia.

Hàn Toại hít sâu một hơi, gượng cười nói:

- Xuất binh không được, không xuất binh cũng không được... Ta nên làm thế nào đây?

- Kế hiện giờ, là nhạc phụ làm như xuất binh mà như không xuất.

- Xuất binh mà như không xuất?

Hàn Toại nhíu mày lại, chìm trong suy tư.

- Con có một kế, có thể giúp nhạc phụ yên lòng.

Ra lệnh cho hồ kỵ Hà Hoàng đánh chiếm Hà Quan, còn nhạc phụ sau khi dẫn binh cướp lấy Du Trung, Dũng sĩ thì đóng quân tại Mục Uyển, dừng tấn công. Như vậy, Mã Thọ Thành sẽ không còn lời nào để nói. Nếu gã có thể giành được Hà Tây, qua sông công kích An Định thì nhạc phụ hãy tiếp tục tiến công; Nếu Mã Thọ Thành thất bại, nhạc phụ có thể theo đà đó thu binh, xuất binh bình định, theo tình thế chiếm lấy quận Võ Uy

Đến lúc đó, nhạc phụ chiếm giữ Võ Uy ở Kim Thành, vẫn là chư hầu một phương như cũ.

Hơn nữa từ nay về sau cũng không cần lo lắng tới bọn Mã Đằng nữa, lợi ích của Tây Vực được tận thu trong tay nhạc phụ, sao nhạc phụ lại không làm?

Hàn Toại nghe xong, liên tục gật đầu.

Cách này hiện giờ quả thật là biện pháp tốt nhất...

Gã nheo mắt lại, mãi sau mới nở nụ cười tươi:

- Lời Ngạn Minh nói đúng lắm, cứ làm như vậy đi!

Tháng hai năm Kiến An thứ chín, Thứ sửTịnh Châu Cao Can xuất binh từ Tây Hà, vượt qua Thông Thiên Sơn, tấn công vào huyện Bồ Tử của quận Hà Đông.

Thái Thú Tào Nhân của Hà Đông kinh hãi, vội hạ lệnh cho Trung Lang Tướng Cam Ninh xuất binh nghênh địch.

Đồng thời, Tào Nhân khẩn cấp cầu viện binh ở Trường An, Vệ Ký không dám trì hoãn, điều động ba vạn binh mã từ Quan Trung, qua núi Long Môn để vào quận Hà Đông, gấp rút tiếp viện cho Tào Nhân. Trong thời gian ngắn, quận Hà Đông khói lửa liên miên, cục diện càng trở nên đặc biệt khẩn trương, chiến sự vô cùng căng thẳng.

Năm Kiến An thứ bảy, dân chúng Hà Đông vừa trải qua một trận thảm hoạ chiến tranh đều cảm nhận được những áp lực khó hiểu. Đang yên đang lành sao lại muốn khai chiến? Năm trước Cao Can mới bị đuổi đi, sao hôm nay lại phái binh tới, chẳng lẽ lại muốn có một cuộc đại chiến nữa?

Đúng lúc này, từ Hà Tây có tin tức truyền đến: Hà Tây đang chiêu nạp dân chúng di cư...

Khẩu hiệu của quận Hà Tây là: có ruộng, có trâu, có nhà ở!

Đồng thời tuyên bố với bên ngoài, Hà Tây tuyệt đối sẽ không để chiến loạn tập kích. Chúng ta sẽ ngăn chiến sự ở bên ngoài Hà Tây, để dân chúng an cư lạc nghiệp.

Điều này dường như có chút huyễn hoặc!

Quận Hà Tây ở đâu?

Một số người vẫn chưa từng nghe qua tên của quận Hà Tây.

Thế nhưng có ruộng, có trâu, có nhà ở thực sự khiến không ít người cảm thấy dao động. Rất nhiều người bắt đầu dò là xem quận Hà Tây rốt cuộc nằm ở đâu? Nghe ngóng cẩn thận xong mới biết hóa ra Hà Tây nằm ở phía tây của Đại Hà, vùng đồng cỏ chăn nuôi rộng mênh mông ở phía nam Hạ Lan Sơn. Nơi đó vốn nằm dưới quyền cai trị của quận Võ Uy, nhưng hồi đầu năm, triều đình đã hạ lệnh, độc lập xây dựng quận Hà Tây.

Còn Thái Thú của quận Hà Tây lại chính là Tào Tam Thiên danh tiếng lẫy lừng, Tào Bằng.

Rất nhiều người Hà Đông đều nghe qua tên Tào Bằng, dù sao ba ngàn quyển sách vỡ lòng đó đều ra đời từ tay Tào Bằng cả...

- Ta nghe người ta nói, vị Tào công tử kia rất lợi hại.

Nhan Lương, tứ đình trụ của Hà Bắc đã chết trong tay hắn. Nghe nói khi đó hắn từng trợ giúp Thái Thú Đặng Tắc quận Đông, cai trị một nơi hẻo lánh như Hải Tây trở thành vùng rất giàu có và đông đúc. Hắn ở Hà Tây, trong nửa năm đã đánh cho đám Khương Hồ quy thuận, thống nhất địa bàn lớn như vậy... Các ngươi nói xem, tới Hà Tây, có phải thật sự sẽ có ruộng có trâu không?

Rất có khả năng...

Tam Tự Kinh mà Tiểu Tam nhà ta đọc hiện giờ nghe nói do Tào Bằng viết, nóluôn rất kính trọng Tào Thái Thú.

- Có ruộng, còn có cả trâu!

Những năm cuối Đông Hán, chuyện thôn tính đất đai của thế tộc hào môn rất điên cuồng.

Rất nhiều người sau khi mất đi ruộng vườn, đành phải sống bám vào đám môn hạ cường hào đó, làm thuê nhiều đời. Hậu thế thường nói, đất đai có tình, vì thế con người có sức hấp dẫn không thể chối từ với đất đai. Đối với những người dân thường đã mất đi ruộng đất ấy mà nói, đất đai và trâu cày rõ ràng đã khiến bọn họ lung lay... Nếu thật sự có ruộng, có vườn...

Không ít người bắt đầu dao động!

Thời gian lặng lẽ trôi đi trong khủng hoảng và chiến hỏa.

Hà Đông mịt mù khói thuốc súng, còn Hà Tây lại cực kỳ yên bình...

Cày bừa vụ xuân đã được triển khai toàn diện, đợt gieo hạt giống đầu tiên chủ yếu tập trung ở phía đông Hồng Thủy, trên phần đất đai rộng lớn nằm phía tây Đại Hà.

Cùng với những mảnh ruộng sẵn có bắt đầu được gieo trồng, công tác xây dựng của huyện Hồng Thủy đã hoàn thành hơn phân nửa.

Cùng lúc đó, Võ Bảo, Phượng Minh Bảo cũng đều được khởi công. Việc xây dựng ở Hồ Bảo còn đang tiếp tục, dự tính sẽ kết thúc trong năm nay.

Trong ba tháng của năm Kiến An thứ chín, Tào Bằng thông qua các mối quan hệ của Tô Song đã lần lượt mua về hơn một vạn nô lệ từ Mạc Bắc. Trong đó, nô lệ người Hán chiếm hơn sáu mươi phần trăm, người Hồ chưa đến bốn mươi phần trăm. Chất lượng ư, không thật sự tốt lắm, người già yếu chiếm đa số. Tuy nhiên Tào Bằng cũng không cảm thấy bất mãn, trái lại đã ra lệnh cho Tô Song mua nhiều thêm.

Đồng thời, sáu tiểu hành thủ của thương hội quận Hà Tây được thành lập đã làm cho thương hội bắt đầu được vận hành bình thường.

Mối làm ăn đầu tiên là thông qua Trùy Dương, mua về số lượng lớn lương thực để chất đầy tường phủ quận Hà Tây. Đồng thời, Tô Song đã sử dụng các mối quan hệ nhiều năm của mình, bằng nhiều cách, đưa binh khí đóng quân ở Hà Lạc tới Hà Tây. Theo đó những hàng hóa thương phẩm này sẽ cuồn cuộn không ngừng đổ vào Trung Nguyên, hội thương mại đầu tiên do thương hội quận Hà Tây lập ra cũng đã kéo màn. Thủ lĩnh các bộ tộc thông qua việc kết nối với thương hội sẽ được hưởng lợi nhuận đầy đủ. Điều này cũng khiến cho sức mạnh tập trung của quận Hà Tây ngấm ngầm được nâng lên rất nhiều, thúc đẩy nhiều bộ lạc muốn hợp tác với quan phủ hơn.

Còn Tào Bằng lúc này lại lặng lẽ rời khỏi huyện Hồng Thủy, đi tới Võ Bảo...

Đọc truyện chữ Full