TopTruyenHayNhat.Com

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Tào Tặc
Chương 605: Ngươi làm mùng một , ta có thể làm mười lăm

Tương Dương, A Đầu Sơn.

Gia Cát Lượng dáng vẻ thoải mái, ngồi ngay ngắn trong phòng khách.

Nơi này là biệt cư của Y Tịch, khung cảnh đẹp đẽ u nhã tĩnh mịch. Nơi này cách Tương Dương chín dặm về phía tây, tiếp giáp với Khúc Viện nhưng lại rất xa Long Trung.

Sau khi Y Tịch theo Lưu Biểu về Kinh Châu đã mua sản nghiệp này.

Bây giờ Sơn Dương Bộ Cũ bị các thế gia vọng tộc ở Kinh Tương xa lánh nên khiến cho Y Tịch không muốn ở Tương Dương chịu đựng cơn thịnh nộ. Vì thế hắn trở về ở lại A Đầu Sơn. Giữa mùa hạ, thời tiết dưới núi rất nóng như thiêu đốt. Nhưng trong núi gió mát hiu hiu, ngồi trong phòng tranh trong nhà mà không hề cảm thấy cái nóng khó chịu bên ngoài của mùa hè. <!--Ambient video inpage desktop-->

Y Tịch ngồi trầm tư không nói một lời nào.

-Cơ Bá tiên sinh có lẽ cũng thấy rõ, bây giờ nhìn Kinh Tương như mặt hồ yên ả nhưng mạch nước ngầm lại cuồn cuồn chảy bên dưới.

Bản thân Lưu Kinh Châu càng ngày càng lụn bại. Còn đám người Thái Mạo Khoái Việt kia nắm quyền, sớm muộn gì cũng sẽ chắp tay đem chín quận Kinh Tương dâng lên cho Tào Tháo. Lưu hoàng thúc dụng binh với Tào Bằng cũng chỉ là bất đắc dĩ, chẳng qua cần một chốn dung thân. Nếu như Lưu hoàng thúc gặp nạn thì Kinh Châu sẽ không còn lá chắn nào. Đến lúc đó quân Tào có thể tiến công thần tốc. Từ vết xe đổ Từ Châu, chúng ta phải có phòng bị. Ta đến sáng nay là vì tính kế cho Huyền Đức công, lại cũng vì tính cho Kinh Tương và Ky Bá tiên sinh. Nếu như Huyền Đức công đóng chặt cửa ở Kinh Châu thì có thể hỗ trợ cầm cự. Còn Ky Bá tiên sinh cũng có thể nhân cơ hội này mà khôi phục Kỳ Cổ, quản lý quyền hành. Nếu như bỏ lỡ cơ hội này thì chắc là Kinh Châu sẽ gặp khó khăn lớn, cũng khó mà cứu vãn được ngay.

Y Tịch trầm ngâm không nói.

Lần này Gia Cát Lượng tìm hắn cũng là để thuyết phục hắn xuống núi khuyên Lưu Biểu xuất binh.

Bây giờ Kinh Châu ở trong tay Thái thị. Đã lâu Lưu Biểu không màng đến chính vụ. Nếu muốn khuyên bảo hắn xuất binh thì cũng chỉ có thể dựa vào đám người Y Tịch ra mặt.

-Huyền Đức công xuất binh lần này thật vội vàng.

Một lúc lâu sau, Y Tịch thở dài một hơi như hạ quyết tâm.

-Có thể xuất binh tương trợ cho Lưu Kinh Châu hay không, ta sẽ hết sức khuyên bảo.

Tuy nhiên, tốt nhất Khổng Minh nên có chuẩn bị. Chưa chắc Lưu Kinh Châu đã bằng lòng. Ta biết Cảnh Thăng công cũng đang chờ đợi phục hưng Hán thất. Trong trường hợp đó thì cục diện lúc này… Nhưng thật ra ta chỉ cần Lưu Cự Nham xuất binh thì dù đám người Thái Mạo có ngăn cản thì Cảnh Thăng sẽ quyết không ngồi yên. Nhưng nếu muốn khuyên Cự Nham xuất binh thì phải phiền Khổng Minh đi một chuyến đến Triều Dương. Nếu như Lý Văn Đức ra mặt thì chắc chắn Cự Nham sẽ không từ chối.

Gia Cát Lượng nói:

-Ta cũng tính toán như vậy nhưng ta không có mối thâm giao với Lý Văn Đức.

-Chuyện này có đáng gì. Nếu Khổng Minh không ngại vất vả bôn ba thì ta đây sẽ viết một phong thư để ngươi đưa cho Lý Văn Đức.

-Vậy phiền Cơ Bá tiên sinh.

-Ta sẽ trở về Tương Dương liên lạc với đám người đại công tử để khuyên can.

Chỉ cần Lưu Cự Nham đồng ý xuất binh thì Cảnh Thăng sẽ không còn sự lựa chọn nào khác. Tuy nhiên tên Lưu Hổ này tính tình táo bạo… Như vậy đi, ta sẽ bảo người đi Giang Hạ một chuyến, xin đại công tử ra mặt khuyên nhủ Lưu Hổ. Lại có cả Lý Văn Đức khuyên bảo thì nhất định Lưu Hổ sẽ hành động. Xin Khổng Minh hãy yên tâm.

-Như vậy xin đa tạ Cơ Bá tiên sinh.

Trong lòng Gia Cát Lượng thở phào nhẹ nhõm một hơi.

Hắn biết rõ, chỉ nhờ vào một Lưu Bị thì không có khả năng là đối thủ của Tào quân.

Chỉ có nhờ Kinh Châu xuất binh tương trợ thì mới có khả năng nắm chắc thành công.

Hắn phụng mệnh đến Kinh Châu xin cầu viện nên không thể mất công mà trở về. Tuy nói rằng vợ hắn là cháu gái của Thái Mạo nhưng Gia Cát Lượng đã mấy lần từ chối lời mời của Thái thị, đồng thời mối quan hệ với Thái thị có phần căng thẳng. Hơn nữa, Thái thị đã kiên quyết sẽ không bao giờ đáp ứng lời thỉnh cầu của Gia Cát Lượng. Nếu muốn Lưu Biểu hạ quyết tâm mà chỉ dựa vào Thái thị thì khẳng định sẽ không được. Vì thế hắn chỉ có thể tìm đối thủ của Thái thị, hoặc có thể nói là toàn bộ tập đoàn thế tộc Kinh Tương năm đó giúp Lưu Biểu nhập Sơn Dương Bộ Cũ vào Kinh Châu, thì may ra mới có hy vọng.

Sơn Dương Bộ cũđơn giản là hai người Lưu Kỳ và Y Tịch.

Tuy rằng hiện nay hai người này không được đặc biệt chú ý, nhưng dù sao rất có căn cơ.

Lưu Kỳ không cần phải nói!

Lưu Biểu sủng ái Lưu Tông, chán ghét Lưu Kỳ.

Vì thế việc này khiến cho Lưu Kỳ không thể không hăng hái tự cứu mình, chống lại thế tộc Kinh Tương. Hắn là người thân cận với Lưu Bị, cũng là một người kiên quyết theo phái chủ chiến.

Mặc dù hắn phải xa trung tâm quyền lực triều đình nhưng hắn có hùng binh trong tay, là phái có thực lực thực sự.

Mà đằng sau Lưu Kỳ, ngoại trừ Sơn Dương Bộ Cũ còn có dòng họ Lưu thị bảo hộ.

Lưu Hổ, Lưu Bàn đều xem Lưu Kỳ như Thiên Lôi sai đâu đánh đó. Tuy không phải thần phục nhưng rất ủng hộ hắn, đồng thời vô cùng tín nhiệm và thân thiết với nhau.

Còn về phần Y Tịch thuộc diện thanh lưu, rất có danh vọng.

Y Tịch không phải sợ Lưu Biểu thân thiết với Thái thị, mà khi hắn ở Sơn Dương Bộ Cũ vẫn được rất tôn trọng.

Có hai người này ra mặt thì việc Kinh Châu xuất binh tương đối dễ dàng hơn nhiều. Sau khi Gia Cát Lượng cáo từ Y Tịch thì trở về dịch trạm, chuẩn bị ngày hôm sau khởi hành đi tới Triều Dương.

Nhưng Gia Cát Lượng không ngờ vừa mới đến dịch trạm thì đã thấy Lưu Phong chạy tới, mặt hớt hải.

Lưu Phong vốn là con cháu nhà La Hầu Khấu thị, tên là Khấu Phong, nhà mẹ thuộc về dòng họ Trường Sa Lưu thị. Đầu năm nay y được Lưu Bị thu nhận làm nghĩa tử nên đã đổi tên là Lưu Phong. Khi Lưu Bị thu nhận Lưu Phong làm nghĩa tử, cả Quan Vũ và Gia Cát Lượng đều không hề tán thành. Vì năm ngoái Cam phu nhân có thai, nếu như là con nối dòng thì địa vị của Lưu Phong có vẻ không tốt lắm.

Nhưng Lưu Bị vì muốn kéo gần mối quan hệ với dòng họ Trường Sa Lưu thị nên vẫn kiên quyết nhận Lưu Phong. Vì thế Gia Cát Lượng mới kéo Lưu Phong từ bên cạnh Lưu Bị đi cùng mình. Danh nghĩa là đi lấy kinh nghiệm, kỳ thực là để cho Lưu Phong được phát triển an toàn. Điều này Lưu Bị hiểu rất rõ trong lòng nên không hề ngăn cản.

-Tòng Chi, có việc gì mà kích động như vậy?

-Quân sư, cuối cùng người cũng đã trở lại!

Khi Lưu Phong nhìn thấy Gia Cát Lượng thì lập tức thoải mái ra:

-Nếu như quân sư không trở lại thì Phong cũng phải đi tìm quân sư. Vừa nhận được tin tức. Tuân quân sư, hắn, hắn bị giết ở Vũ Âm! Tam tướng quân hoài công trở về. Tào Bằng đánh lén Uyển thành rồi đốt cả kho lương ở Uyển thành.

Phụ thân đã trở về Uyển thành.

Đồng thời cũng ra lệnh cho nhị thúc đóng giữ ở Niết Dương, lui về phía nam của tây ngạn. Phụ thân phái con đến đây mời quân sư mau chóng trở về Uyển thành thảo luận đối sách.

Gia Cát Lượng rùng mình một cái, lạnh cả người, một hồi lâu không nói ra lời.

Tuân Kham bị giết?

Trong lòng hắn có một cảm giác không nói nên lời. Cảm tình giữa Gia Cát Lượng với Tuân Kham rất mâu thuẫn. Vì khi Tuân Kham còn sống, Gia Cát Lượng là thủ hạ chính của Lưu Bị, mặc dù được trọng dụng nhưng không được làm mưu chủ. Nhưng Tuân Kham đối với Gia Cát Lượng hết sức thân thiện, giống như một vị sư trưởng đối với Gia Cát Lượng. Điều này khiến cho Gia Cát Lượng vô cùng cảm kích Tuân Kham. Nhưng con người có chí cầu tiến, nước chảy về chỗ trũng. Gia Cát Lượng vẫn luôn hy vọng có một ngày nào đó có thể vượt qua được Tuân Kham.

Đáng tiếc là luận về tuổi tác, thanh danh, kinh nghiệm lý lịch, còn có mưu lược mà nói thì Tuân Kham không thua kém gì Gia Cát Lượng.

Mà vị trí mưu chủ này không thể nghi ngờ gì nữa, Lưu Bị sẽ có khuynh hướng truyền cho người lớn tuổi có thanh danh như Tuân Kham.

Bây giờ Tuân Kham đã chết, không còn có người nào có thể ngăn cản vị trí thượng vị của Gia Cát Lượng. Nhưng trong lòng Gia Cát Lượng lại có một cảm giác mất mát khó hiểu.

Hắn nhanh chóng tỉnh táo lại, trầm ngâm một lát rồi nói với Lưu Phong:

-Ta vốn định đi Triều Dương gặp Lý Khuê.

Nhưng bây giờ xem ra, sợ là không còn kịp rồi! Ta phải lập tức khởi hành chạy về Uyển thành. Ngươi hãy ở lại chờ Quý Thường trở về rồi đưa phong thư này giao cho Quý Thường. Ngươi theo hắn cùng nhau đi một chuyến tới Triều Dương đến gặp Lý Văn Đức, mời Lưu Hổ ở Chương Lăng xuất binh tương trợ.

Lưu Phong chắp tay tuân mệnh.

Lúc này Mã Lương không ở dịch trạm.

Gã và Gia Cát Lượng cùng nhau trở về Tương Dương, về thăm nhà rồi tiện đường hỏi thăm người thân. Gia Cát Lượng vốn định đến gặp mặt và nói rõ tình hình với Mã Lương nhưng thời gian không cho phép. Hắn vội vàng viết một phong thư nói rõ mọi sự việc cho Mã Lương hiểu. Có thể nói Gia Cát Lượng không hề nghi ngờ năng lực của Mã Lương. Mã Lương có thể đảm đương được trọng trách. Theo góc độ nào mà nói thì để Mã Lương đi gặp Lý Khuê càng thích hợp hơn. Gã là người Tương Dương, hơn nữa sớm đã có thanh danh, cũng coi như là có biết Lý Giai.

Hơn nữa, với thư của Y Tịch còn có Mã Lương đích thân đến thì đủ để khuyên bảo Lý Giai.

Cho nên sau khi Gia Cát Lượng an bài thỏa đáng thì đêm đó đã rời khỏi dịch trạm. Lưu Phong hộ tống Gia Cát Lượng rời khỏi thành Tương Dương. Y nhìn thấy Gia Cát Lượng đi khỏi rồi thì khẽ thở dài, xoay người chuẩn bị về dịch trạm nghỉ ngơi. Nhưng ngay khi Lưu Phong xoay người thì chợt nghe có người quát to với y.

-Có phải Tòng Chi hiền đệ không?

Một tiếng hô lớn khiến y giật mình nhìn lại.

Người thanh niên đi tới gần ngọn đèn ở cửa thành thì Lưu Phong nhận ra là ai.

Người thanh niên tên là Lưu Thông, là con cháu dòng họ Trường Sa Lưu thị. Năm đó gã và Lưu Phong cùng học trong một học xá của dòng họ. Tuy nhiên Lưu Thông là con vợ lẽ ở dòng họ nhánh nên hai người không thường gặp nhau. Sau khi ra khỏi học xá thì gã được gia tộc an bài phụ trách xử lý kinh doanh của gia tộc.

Theo cách nào đó mà nói thì là bị áp chế.

-Mạnh Minh, vì sao ở đây?

Gặp bạn cố tri tha hương, tất nhiên Lưu Phong rất vui vẻ, vội tiến đến chào.

-Ta đến Tương Dương làm việc. Lúc nãy nhìn bóng dáng thì hình như là ngươi nên gọi thử, không nghĩ thực sự là ngươi. Sao ngươi không ở Trường Sa mà lại tới nơi này?

Rõ ràng là Lưu Thông không biết việc Lưu Phong được nhận làm con thừa tự.

Lưu Phong cười khổ một tiếng:

-Một lời khó nói hết.

-Vậy thôi quên đi. Vừa đúng lúc ta làm xong việc, đang có thời gian rảnh. Tính ra ngươi và ta cũng nhiều năm không gặp lại. Tương thỉnh không bằng tình cờ gặp mặt. Chi bằng tìm chỗ nào uống chút rượu nhạt, ngươi nghĩ thế nào?

-Việc này…

-Ôi chao, trước kia ngươi là một người rất thẳng thắn, vì sao bây giờ lại ấp úng thế?

Đi một chút đi, ta mời ngươi uống rượu. Nghe người ta nói Lộc Môn Uyển mới mời một vị sư phụ có tay nghề làm cá rất giỏi. Chúng ta hãy đến đó nhấm nháp, cùng ta nói chuyện mấy năm nay thế nào.

Lưu Thông nói xong thì kéo tay Lưu Phong đi.

Mặc dù trong lòng Lưu Phong có ý từ chối nhưng thấy sự nhiệt tình của Lưu Thông như vậy cũng không tiện mở miệng từ chối.

Trong lòng Lưu Phong vốn không thoải mái. Nhưng bây giờ Gia Cát Lượng đã đi rồi mà chắc Lưu Phong cũng chưa về ngay. Chỉ đơn giản uống vài chén rượu, tán gẫu vài câu với Lưu Thông rồi quay về trạm dịch chắc cũng không muộn. Nói vậy chắc cũng không chậm trễ thời gian bao lâu. Nghĩ đến đây nên Lưu Phong cũng không từ chối nữa. Hai người thẳng hướng bước vào trong thành Tương Dương, không bao lâu đã đi đến “Lộc Môn Uyển” tửu lầu.

-Nói như vậy lần này Lưu Huyền Đức dụng binh vẫn chưa thông báo cho Lưu Biểu à?

Vịnh Sa Thủy. Sau khi Tào Bằng nghe xong lời Mi Phương nói thì thoáng có chút suy nghĩ.

-Đúng vậy.

Mi Phương trầm giọng nói.

Hướng Sủng “ư ư” không ngừng giãy dụa ở bên cạnh, muốn ngăn cản lời Mi Phương nói.

Nhưng mấy tên nha binh đã áp chế gã lại, mặc cho gã giãy dụa, không nói ra được câu nào.

Tào Bằng liếc một cái về phía Hướng Sủng, không hề quan tâm.

Hắn nghe xong những lời Mi Phương vừa nói, không ngừng tính toán trong đầu. Lưu Bị muốn ăn lớn như vậy, tuyệt đối không có khả năng từ bỏ ý đồ.

Phải mau chóng nói tình hình này cho Khoái Việt biết.

Nhưng Tào Bằng cũng không dám chắc là Khoái Việt có thể ngăn cản Lưu Biểu không. Tuy rằng Lưu Cảnh Thăng đã già rồi nhưng dù sao cũng là chư hầu một phương, khó mà nói là y không sinh ra tà niệm khác trong đầu. Nghĩ đến đây, Tào Bằng đảo mắt. “Nếu Lưu Bị có thể động thủ thì ta đây lại có thể nào khoanh tay chịu chết?”

Y làm được mùng một, ta có thể làm được mười lăm!

Đọc truyện chữ Full