Đã vào cuối hạ rồi, thời tiết bắt đầu trở nên oi bức.
Tào Bằng đứng bên bờ sông Dục Thủy, đứng khoanh tay. Bên bờ sông, trơ trụi, ngay cả bóng râm để che nắng cũng không có. Ánh mặt trời tuy rằng không mãnh liệt lắm, nhưng lại khiến người ta cảm thấy vô cùng khó chịu. Trên mặt sông, không có một chút gió, dòng sông Dục Thủy chậm rãi chảy xuôi dòng, trông có vẻ uể oải.
-Công tử, trông thời tiết này, hình như có chút bất thường.
Lục Mạo ngẩng đầu lên nhìn nhìn trời cao, sau đó thấp giọng nói:
-Oi bức như vậy, có điềm báo sẽ mưa to. Ta đã điều tra trước, dòng chảy ở phía Tịch Dương Tụ rất chật hẹp, có vẻ không thông suốt lắm. Nếu có nước lũ, chắc hẳn sẽ xảy ra hiện tượng vỡ đê. Địa hình phía Tây của Tịch Dương Tụ bằng thấp, có hơn hai ngàn người dân…một khi vỡ đê, hậu quả không thể tưởng tượng nổi, nếu chẳng may, ruộng đồng tốt tươi hàng trăm dặm ở phía Tây Tịch Dương Tụ, tất cả đều sẽ chìm trong nước lũ.
Trong lòng Tào Bằng không khỏi cồn cào.
-Có đối sách nào chăng? <!--Ambient video inpage desktop-->
-Hoặc khai thông đường sông, hoặc tu sửa đê điều, hoặc di dời bá tánh.
Tuy nhiên, bất kể là khai thông đường sông cũng được, tu sửa đê điều cũng được, nay tất cả đều đã không còn kịp nữa, cũng không thích hợp lắm. Biện pháp tốt nhất, chính là sơ tán hai ngàn hộ dân ở phía tây Tịch Dương Tụ, chọn địa điểm sắp xếp cho họ. Đợi sau khi trời Đông nông nhàn rồi, lại tổ tức nhân lực, tiến hành khai thông, tu sửa.
Làm Thái Thú một vùng, điều cần phải làm, không chỉ là đánh nhau với Lưu Bị.
Tào Bằng còn phải phụ trách dân sinh của quân Nam Dương, nhân khẩu của quận Nam Dương gần triệu người, đều là người dân của Tào Hữu Học hắn. Hai ngàn hộ dân, là hơn 10 ngàn người…nghe ra, đem so với triệu người dân kia thì có vẻ chẳng ăn nhầm vào đâu. Nhưng đó cũng là trách nhiệm của Tào Bằng, không thể trốn tránh được.
-Ngoài trừ Tịch Dương Tụ, còn nơi nào có tình hình nguy cấp nữa không?
Lục Mạo gượng cười nói:
-Điều này cũng khó nói, căn cứ theo những hồ sơ tìm đọc được của quận Nam Dương, từ sau thời Sơ Bình (190-193), những sông ngòi trong phạm vi cai quản của quận Nam Dương, đều chưa từng khai thông qua. Chiến sự liên miên, rất nhiều vùng đều xuất hiện tình trạng đê bờ rách nát. …May thay trong những năm gần đây, cũng chẳng xảy ra tai họa lớn nào, cho nên bình yên vô sự. Kiến An năm hai, ở huyện Nhương từng xảy ra một kiếp nạn, nhưng rất may lúc đó Huyện lệnh Nhương phát hiện kịp thời, mới tránh được tai họa. Với tình trạng thế này mà nói, nếu không chú ý, thì sẽ phát sinh tai họa lớn.
Tào Bằng nghe vậy, trái lại đã hít một ngụm hơi lạnh.
-Văn Trường đóng quân ở đâu?
-Bên phía Ngụy tướng quân, cũng không có nguy hiểm gì.
Nơi y ở có địa thế khá cao, cho dù xảy ra tình huống nguy cấp, cũng sẽ không gặp nguy hiểm.
-Ý của ta là, Văn Trường từng biết việc này chưa?
-Điều này…cũng không được rõ lắm.
Tào Bằng ngẫm nghĩ, nói với Lục Mạo:
-Tử Chương lập tức đi đến Tịch Dương Tụ, thông báo cho Văn Trường biết.
Để y giám sát chặt chẽ lưu lượng dòng chảy ở Tịch Dương Tụ, một khi xảy ra biến cố nguy cấp, cho dù có phải cưỡng ép sơ tán, cũng phải sơ tán hết hai ngàn hộ dân đó.
-Nhưng bên phía Lưu Bị phải tính làm sao đây?
-Lưu Bị!
Tào Bằng trầm ngâm một lúc, sau đó trầm giọng nói:
-Ta sẽ hạ lệnh, để lính Viên Đức tiến 15 dặm đóng trại ở đó.
Một khi Lưu Bị có hành động khác thường, Viên Đức có thể phản ứng mau lẹ, kiềm chế người ngựa của Lưu Bị. Thông báo Lã Thường, bảo y dán mắt canh chừng động tĩnh ở Ngư Lương Ki cho ta. Con người Trần Đáo này, danh tiếng tuy không lẫy lừng, nhưng không thể không phòng bị. sau khi dẫn theo Vũ Âm chinh phạt trở về, ta sẽ để Dương Tử Lộ đóng quân tại con đường nhỏ ở Ngư Lương, ngăn cản sự tấn công của quân Lưu Bị…phải rồi, còn phải phái người thông báo cho Tử Gia, để y viết bài đăng báo trên tờ báo Chân Lý Nam Dương, lưu ý sự xuất hiện của hồng thủy. Tốt nhất là nên liệt kê một số trận lũ lụt vừa qua, và cả những tổn thất sau tai họa đó… nhầm đề cao cảnh giác của các vùng về việc này…phải có chuẩn bị tốt từ trước, nếu thái bình vô sự thì tốt, nếu thật sự xảy ra tai họa, cũng có thể đề phòng từ trước.
Đối tượng chủ yếu mà tờ báo Chân Lý Nam Dương nhắm tới, chính là bọn hào cường ở các vùng của quận Nam Dương.
Những người này thường có danh vọng khá cao, lúc làm việc cũng tương đối dễ dàng một tí.
Tào Bằng sắp xếp việc này xong, liền đi xuống bờ đê.
-Ghi lại, đầu xuân sang năm, phải trồng cây thần thụ ở hai bên bờ sông.
Giờ con mẹ nó bị phơi nắng như vậy, thật sự khó chịu quá đỗi…phải rồi Tử Chương, khí hậu của Giang Đông, có phải còn ác liệt hơn nơi này không?
Lục Mạo cười nói:
-Không nóng thế này, nhưng lại rất khó chịu.
-Ừ!
Tào Bằng gật gật đầu
-Trở về viết một chút về cảnh vật và con người ở Giang Đông, còn có tình trạng khí hậu, địa lý non nước, ta sẽ in thành sách theo kỳ cho ngươi, thế nào?
-Hả?
Lục Mạo ngẩn người, có chút ngẩn ngơ không phản ứng kịp.
Nhưng rất nhanh, y liền ngộ ra hàm ý trong lời nói của Tào Bằng.
Một khi Tào Bằng thống nhất phương Bắc, sớm muộn cũng phải dụng binh ở Giang Đông. Cái gọi là cảnh vật con người ở đây, kỳ thật là để giới thiệu cho các tướng lĩnh dưới trướng Tào Tháo, để bọn họ có một hiểu biết sơ bộ.
Lục Mạo ngẫm nghĩ
-Điều này cũng không thành vấn đề.
Nhưng chỉ dựa vào một mình ta, chắc là chưa đủ...ta nghe nói, phu nhân tài học hơn người, hơn nữa lại thế cư Giang Hạ. Phải chẳng có thể mời phu nhân giúp đỡ? Sáu quận Giang Đông, hiểu biết của ta thiếu sót, e rằng lực bất tòng tâm.
-Thế này à…
Tào Bằng gãi gãi đầu
-Chỉ e Nguyệt Anh chưa chắc có thời gian.
Hơn nữa, nàng ta cũng không phải là người nổi tiếng vì vốn tài học của mình như Thái tỷ tỷ kia, cho dù là viết đi, cũng chưa chắc sẽ có người quan tâm. Thế này, ta về viết một bức thư, ngươi phái người gửi đến thư viện Vĩnh Xuyên. Cha vợ của ta thì kỳ thật là kiến thức sâu rộng, dấu chân trải khắp đại giang nam bắc. Có ông ta ra mặt biên soạn, cũng có thể thu hút ánh nhìn một chút, gây chú ý cho mọi người. Ừm, đợi sau khi Nam Dương ổn thỏa, ngươi hãy cùng ta đi đến núi Lộc Môn. Nếu có thể mời Bàng Công rời núi, nói không chừng tác dụng càng lớn hơn nữa…cứ như vậy đi, ngươi ghi chép lại, đến lúc nhớ nhắc nhở ta.
-Vâng ạ!
Tào Bằng trở về đại doanh Nam Sơn, cởi bỏ xiêm y trên người, thay một bộ đồ bình thường.
Ngồi lên ghế chủ soái, hắn đang chuẩn bị lật xem văn hàm do Dương Hàng gửi tới.
Nhưng lại nghe bên ngoài lên trại có tiếng xôn xao, tiếp đó liền thấy một tên nha binh chạy vào, quỳ một gối xuống đất:
-Khởi bẩm công tử, Hồ Dương sáu trăm dặm nguy cấp, lệnh người đưa thư đến..Chương Lăng Lưu Hổ, xuất binh chiếm đóng làng Đường Tử.
-Hả?
Tào Bằng giật mình kinh hãi, thoáng chốc đứng phắt dậy.
-Tín sứ của Hồ Dương ở đâu?
-Đang đợi ngoài lều ạ…
-Mau mời y vào.
Tào Bằng nói xong, liền lách qua bàn thống soái.
Cùng lúc đó, tên nha binh kia chạy ra khỏi lều, chỉ chốc lát sau, liền dẫn theo một tên tiểu giáo đi vào.
-Lưu Hổ chiếm lĩnh làng Đường Tử rồi ư?
-Đúng vậy.
Gã tín sứ kia nhìn dáng vẻ bụi bặm mệt nhoài, quần áo đã không còn nhìn rõ được màu sắc.
Chắc hẳn cưỡi ngựa cưỡi lâu quá rồi, ngay cả việc đi đứng cũng thành vấn đề…gã bước vào, hoàn toàn dựa vào sự dìu dắt nâng đỡ của hai tên nha binh, mới miễn cưỡng đứng được.
-Chuyện xảy ra khi nào?
-Chính là vào đêm hôm trước, Lưu Hổ bất ngờ tập kích làng Đường Tử.
-Lý giáo úy bị đánh đến trở tay không kịp, thất bại lui về. lúc tiểu nhân rời khỏi Hồ Dương, Khoái huyện lệnh bảo tiểu nhân chuyển lời thông báo cho Thái Thú biết, Bàng tướng quân đã dẫn binh xuất kích, chuẩn bị đoạt lại làng Đường Tử. Nhưng Khoái huyện lệnh cho rằng, Bàng tướng quân chưa chắc đã thành công, bảo tiểu nhân nhắc nhở Thái Thú.
-Ồ?
Tào Bằng nghe vậy, không khỏi kinh ngạc.
Bàng Đức muốn đoạt lại làng Đường tử, nhưng Khoái Chính lại không xem trọng.
Hai câu nói ngắn gọn, dường như đã bao hàm rất nhiều ý nghĩa bên trong: Thứ nhất, Bàng Đức xuất binh, Khoái Chính vốn không tán đồng, y đã cưỡng ép xuất kích; Thứ hai, bản lĩnh của Bàng Đức, Khoái Chính cho dù không biết rõ, nhưng chí ít cũng có chút hiểu biết. Ít nhất ông ta cũng biết, Bàng Đức là tâm phúc của Tào Bằng. Nhưng lại không nề hà gì mà cho rằng, Bàng Đức có thể sẽ thất bại…điều này dường như muốn nói cho Tào Bằng biết, đối thủ e rằng còn lợi hại hơn cả Bàng Đức nữa.
Bản lĩnh của Bàng Đức, Tào Bằng biết rất rõ.
Một kẻ mà ngay cả Bàng Đức cũng không phải đối thủ ư?
Kinh Châu, không ngờ lại có người tài ba như vậy!
Tào Bằng lập tức ngây người…
Chìa ngón tay tính toán, tướng lĩnh có thể độc lập đảm đương một vùng, có vẻ không được nhiều lắm.
Văn Sính là một, Vương Uy cũng không tồi.
Hai người này, một người Tào Bằng đã gặp qua, còn người kia, Tào Bằng trước lúc xuất phát, Đặng Tắc đã nhờ Đặng Chi chuyển lời.
Tuy nhiên nguyên văn câu nói của Đặng Tắc, là nói Vương Uy từng là thủ trưởng của y, rất có bản lĩnh. Nếu người này đối địch với ngươi, ngươi phải cẩn thận nhiều…nếu được, hãy để cho gã một con đường sống, coi như để trả ân tình tri ngộ của ta năm đó. Cũng có nghĩa là, Đặng Tắc cho rằng, Vương Uy chưa chắc là đối thủ của Tào Bằng.
Nhưng ngoài hai người này ra, còn có ai chứ?
Thái Mạo Trương Doãn ư?
Đó là tướng lĩnh đường thủy, chiến đấu đường bộ thì là vụn vặt rồi.
Lưu Bàn à? Chắc là không phải!
Gã là tộc tử của Lưu Biểu, luận về địa vị, trên cơ Lưu Hổ, làm sao có thể dưới trướng Lưu Hổ được? Lưu Hổ càng không thể, hạng người hữu dũng vô mưu, không đáng để nhắc tới.
-Tướng địch, là kẻ nào?
-Khoái Huyện lệnh nói, tướng địch đó, tên là Hoàng Trung.
Huyện lệnh nhắc nhở Thái Thú, Hoàng Trung tuổi già, nhưng không thể xem thường..người này trong những năm Hi Bình, đã từng là tâm phúc của Thái Thú Tần Hiệt, cuộc nổi loạn của Đạo Thái Bình, Trương Mạnh Thành với triệu người khăn vàng vây quanh thành, nhưng lại bị người này xông vào loạn quân, suýt nữa mất mạng. Hoàng Hán Thăng tuy rằng tuổi tác có lớn một tí, nhưng vẫn dũng mãnh như thường, e rằng Bàng tướng quân không phải đối thủ của Hoàng Trung. Mạo hiểm xuất kích làng Đường Tử, rất có thể sẽ bị người này …
Hiển nhiên, trí nhớ của lệnh quan này rất tốt, Khoái Chính phái y đến, chắc hẳn là vì lý do này.
Chỉ có điều trong dòng tường thuật thao thao bất tuyệt của y, lại không phát hiện ra, Tào Bằng đã sớm ngẩn cả người rồi, căn bản là không nghe được những lời y vừa nói.
Hoàng Trung!
Không ngờ là Hoàng Trung, sao ta lại quên mất ông ta được nhỉ?
Hoàng Trung là người Nam Dương, trong lịch sử từng đi theo Thái Thú Trường Sa là Hàn Huyền, sau đó Lưu Bị chiếm đóng bốn quận Kinh Nam, Hoàng Trung mới đầu quân cho Lưu Trà…
Hoàng Trung, Hoàng Hán Thăng!
Một kẻ gừng càng già càng cay, một trong ngũ hổ Tướng Thục Hán.
(Ngũ Hổ Tướng thời Thục Hán gồm: Là tên gọi của 5 vị tướng của phe Thục Hán là Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Tên gọi này do Lưu Bị ban cho do những đóng góp của họ cho nhà Thục Hán.)
Sau khi Tào Bằng nghe được cái tên Hoàng Trung, sau đó liền chẳng nghe thấy tín sứ kia nói gì nữa.
Mãi đến khi nha binh gọi hắn, Tào Bằng mới bừng tỉnh, lại nói với tín sứ:
-Ngươi cả đường bôn ba mệt nhọc, chắc hẳn đã mệt lắm rồi.
Người đâu, chuẩn bị một cái lều sạch sẽ cho y, để y nghỉ ngơi thật tốt, căn dặn đầu bếp, chuẩn bị thức ăn ngon cho y. Ngươi về nghỉ ngơi trước, ta tự có tính toán.
Tín sứ lĩnh mệnh rời đi, Tào Bằng đi qua đi lại trong lều.
-Người đâu, lệnh cho Lã Thường đến gặp ta.
Chẳng mấy chốc, liền thấy Lã Thường vội vội vàng vàng chạy đến.
-Tử Hằng, có biết Hoàng Trung Hoàng Hán Thăng không?
Lã Thường là người Nam Dương chính gốc, nghe thấy Tào Bằng hỏi thẳng vào vấn đề, y hơi sững sờ, đáp:
-Đương nhiên biết người này…
Đêm trước, người này tập kích làng Đường Tử.
-Hả?
-Ta cũng biết tên người này, cũng chính là Liêm Pha kiếp này.
(Liêm Pha: Danh tướng thời Chiến quốc)
-Tuy rằng ta đã lệnh cho Bàng Đức đi tiếp cứu Hồ Dương, nhưng e rằng với nặng lực của Lệnh Minh, chưa chắc đã là đối phó được với Hoàng Hán Thăng…trận đại chiến Hồ Dương sắp đến, điều ta lo lắng nhất, cũng đã xảy ra rồi. Lưu Biểu xuất binh, trông thế chắc chắn sẽ mang đến áp lực rất lớn cho chúng ta. Vì vậy, ta nghĩ đi nghĩ lại, quyết định đến Hồ Dương giám sát cuộc chiến này.
-Lưu Bị Uyển Thành kia…
-Lưu Bị tạm thời chưa thể phản công.
Lương thực ông ta thiếu hụt, chỉ có thể cố thủ, ta sẽ giao quân vụ ở đây cho Văn Trường. Vẫn mong Tử Hằng giúp đỡ nhiều thêm, nhất định phải ổn định thế cục.
Lã Thường do dự một lúc
-Nếu Thái Thú đã quả quyết như vậy, Thường cũng không từ chối.
-Chỉ có điều, Thái Thú chuẩn bị khi nào mới đến Hồ Dương?
-Ta đã lệnh cho người thông báo với các tướng quân Ngụy Diên, Điển Mãn sẽ đến ngay.
Đợi sau khi giao phó xong, ta sẽ di chuyển đến Hồ Dương. Ngoài trừ ba nghìn binh mã bản bộ của ta ra, số còn lại tạm thời giao cho ngươi thống soái, Tử Hằng phải nhọc tâm nhiều rồi.
-Thường, chắc chắn sẽ không phụ lòng Thái Thú phó thác.
Lã Thường khom người tuân mệnh.
Chính vào lúc này, chỉ nghe bên ngoài lều có nha binh bẩm báo:
-Công tử, tướng quân Viên Đức đến!
Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Tào Tặc
Chương 610: Làm sao quên người này
Chương 610: Làm sao quên người này