Đường Uyển Sống Lại
Thể Loại: Ngôn Tình Trọng Sinh
Views: 458
Bạn Có Thể Xem: Tóm Tắt Nội Dung Chương Mới Nhất Danh Sách Chương
- Chương 85: Lời cuối sách
- Chương 84: Yên tĩnh
- Chương 83: Không đáng một đồng
- Chương 82: Bài từ Cây trâm phượng
- Chương 81: Thi rớt
- Chương 80: Ba năm sau
- Chương 81: Thi rớt
- Chương 82: Bài từ Cây trâm phượng
- Chương 83: Không đáng một đồng
- Chương 84: Yên tĩnh
- Chương 85: Lời cuối sách
Tên khác: Cuộc sống mới của Đường Uyển
Tên gốc: Trùng sinh Đường Uyển
Thể loại: Sống lại ở quá khứ để làm lại cuộc đời, Điền văn, Cổ đại
Nguồn raw và convert: ~watery~ Tangthuvien
Credit tiếng Việt: Tiểu Quy
Thân xác chết đi, lẻ loi đứng trên đài cao nhìn về quê hương sáu mươi năm, Đường Uyển không ngờ mình còn có thể sống lại!
Sống lại là chuyện tốt, nhưng vì sao để nàng sống lại vào thời điểm xấu hổ nhất cuộc đời?
Con đường tương lai phải đi như thế nào, phải đi con đường nào, Đường Uyển không biết, nhưng nàng muốn thay đổi chính mình, không để mình dẫm lên bi kịch kiếp trước…
Lời của Q. :
Truyện được viết dựa trên câu chuyện có thật của thi sĩ Lục Du. Ông lấy vợ là nàng Đường Uyển tài mạo song toàn, nhưng mẹ ông ghen ghét ép ông phải bỏ vợ. Đường Uyển và Lục Du yêu nhau thắm thiết, thậm chí khi đã bị mẹ chồng đuổi ra khỏi nhà, Đường Uyển vẫn chấp nhận đến ở tại căn nhà do Lục Du sắp xếp, mong chờ Lục Du công thành danh toại rồi sẽ rước nàng về nhà.
Nhà họ Đường phát hiện, Đường Uyển bị đón về nhà mẹ ruột. Ít lâu sau cả hai đều tái giá, Đường Uyển gả cho Triệu Sĩ Trình, Lục Du cưới Vương thị. Lục Du thi đỗ, được triều đình trọng dụng, ông quay trở về quê cũ, gặp lại Đường Uyển và Triệu Sĩ Trình trong vườn Thẩm, lúc này Đường Uyển đã kể hết chuyện ngày xưa cho Triệu Sĩ Trình nghe, Triệu lang rộng lượng cho phép vợ tiếp đãi người cũ, Lục Du thấy Đường Uyển sống tốt, thương nhớ người cũ, tức cảnh sinh tình viết bài thơ Cây trâm phượng (Sai đầu phượng) nổi tiếng. Đường Uyển đọc được xúc động không thôi, sầu bi mà chết.
Lục Du hay tin như sét đánh ngang tai, mấy phen khóc đến chết đi sống lại. Từ đó về sau, cái tên Đường Uyển đã trở thành đề tài quen thuộc trong sáng tác văn chương của Lục Du. Mãi đến khi 84 tuổi ông vẫn không quên người vợ, người tri kỷ lúc đầu của mình. Người đời đánh giá đây chính là một mối tình “thiên cổ hận”.
Phần trên là nguyên tác, tác giả Du Đăng cho rằng cái kết đó không đáng, tác giả muốn Đường Uyển sống lại, thay đổi cuộc đời, hạnh phúc bên người chồng cao thượng là Triệu Sĩ Trình.