Tầm Mộng Thái Hồ: Túy Cô Tô
Thể Loại: Trọng Sinh
Views: 182
Bạn Có Thể Xem: Tóm Tắt Nội Dung Chương Mới Nhất Danh Sách Chương
- Chương 53: Tiền trần như mộng (14)
- Chương 52: Tiền trần như mộng 13
- Chương 51: Tiền trần như mộng (12)
- Chương 50: Tiền trần như mộng (11)
- Chương 49: Tiền trần như mộng (10)
- Chương 1: Ngoại thành Cô Tô
- Chương 1-2: Ngoại thành Cô Tô (tt)
- Chương 2: Trùng phùng chỉ như sơ kiến
- Chương 3: Biểu ca thật tốt
- Chương 4: Sóng ngầm trong Lý phủ
- Chương 5: Tiền trần như mộng (1)
- Chương 6: Miên nhi, miên y...
- Chương 7: Tiền trần như mộng (2)
- Chương 8: Lý gia Đại Lang
- Chương 9: Ngô nông nhuyễn ngữ [*]
- Chương 10: Tiền trần như mộng (3)
- Chương 11: Tiền trần như mộng (4)
- Chương 12: Tiền trần như mộng (5)
- Chương 13: Hôn sự xung hỉ
- Chương 14: Chuẩn bị hỉ sự
- Chương 15: Thay mận đổi đào
- Chương 16: Bái đường thành thân
- Chương 17: Phu thê kết tóc
- Chương 18: Kịch giả tình thật
- Chương 19: Trương Xưởng họa mi [1]
Thể loại: Cổ đại, nam trùng sinh, sủng ngọt, bối cảnh giả tưởng, tự sáng tác
Vào một năm ấy, nàng có cơ hội tới Cô Tô phảng phất rơi vào mộng cảnh đẹp đẽ nhất đời này.
Một năm ấy, chàng tỉnh giấc bên bờ Thái Hồ, tưởng chừng mọi sự kiếp trước chỉ như cơn mơ.
Một năm ấy, câu chuyện của chúng ta được viết lại từ đầu.
--- ------♡--- ------
Vương Dao Dao bảy tuổi theo cha rời kinh thành trở về Tô Châu phủ nhậm chức, từ đó quen biết vị biểu ca ôn nhu nho nhã Lý Quân Ngọc.
Hỏi thế gian bao nhiêu thanh mai trúc mã có thể đi đến cử án tề mi [1]?
Lại bao nhiêu người từng cử án tề mi có thể cùng nhau bạch đầu giai lão?
Tháng năm như gió thoảng, chỉ còn những cây cầu đá trầm mặc ghi nhớ câu chuyện xưa trong làn mưa khói Giang Nam ấy.
--- ------ ---
*Chú thích:
[*] Giải thích tên truyện: “Tầm mộng Thái Hồ” có thể hiểu là tìm kiếm giấc mộng ở Thái Hồ, “Túy Cô Tô” có thể hiểu là say đắm Cô Tô hoặc say tại Cô Tô. Thái Hồ là một hồ nước ngọt lớn nằm giữa ranh giới hai tỉnh Giang Tô và Chiết Giang. Cô Tô là tên gọi cổ của Tô Châu – kinh đô của nước Ngô thời xưa.
[1] cử án tề mi: có nghĩa là nâng mâm ngang mày, là một câu thành ngữ ý chỉ phu thê tương kính như tân, bắt nguồn từ điển tích thời Đông Hán về vợ chồng Lương Hồng cùng Mạnh Quang, mỗi lần đưa cơm canh cho chồng, Mạnh Quang thường giơ cao mâm cơm lên ngang lông mày và cúi đầu xuống một cách cung kính. Lương Hồng cũng cúi người và cung kính nhận lấy, hai vợ chồng tương kính như tân, dùng lễ mà đối đãi với nhau.
*Đôi lời của tác giả:
Biểu ca với biểu muội, là một mối quan hệ rất vi diệu.
Trong các thể loại phim và truyện có bối cảnh cổ đại, nếu biểu muội của nam chính xuất hiện, thì cô ấy, một là nữ chính, hai là tình địch đáng sợ nhất của nữ chính; nếu biểu ca của nữ chính xuất hiện, thì hắn ta, một là nam chính, hai là tình địch đáng sợ nhất của nam chính.
Không tin ư?
Hãy tham khảo “Tiểu Lý Phi Đao”, Lý Tầm Hoan cả đời khổ tình vì biểu muội Lâm Thi Âm.
Hoặc là tham khảo “Thiên Long Bát Bộ”, Vương Ngữ Yên một lòng si tình biểu ca, mãi đến cuối truyện mới chịu đáp lại tấm lòng si của nam chính, gần đây lại được Kim lão gia trả về cho biểu ca rồi.
Cũng có thể tham khảo “Tướng quân ở trên”, biểu muội Liễu Tích Âm một lòng một dạ với “biểu ca” A Chiêu đến chết.
Khụ, trường hợp này tạm thời bỏ qua. (=___=)
Tóm lại thì, biểu huynh muội là mối quan hệ ái muội nhất trong bối cảnh cổ đại. Không chỉ là tình cảm nam nữ, giữa biểu huynh muội còn là thân tình. Không chỉ là thân tình, giữa biểu huynh muội còn có tình cảm thanh mai trúc mã.
Bấy lâu vốn ấp ủ ý định viết về một biểu ca ôn nhuận như ngọc bước ra từ làn mưa khói Giang Nam mịt mờ, nay mới có thể bắt đầu. Hi vọng có thể kiên trì tới cuối cùng, cho biểu ca một kết cục có hậu.
Cần lưu ý, biểu ca/ biểu đệ/ biểu tỷ/ biểu muội (con của cô cô, cữu cữu, di nương) khác với đường ca/ đường đệ/ đường tỷ/ đường muội (con của bá bá, thúc thúc). “Biểu” là họ hàng khác họ, “đường” là họ hàng cùng họ. Với quan niệm thời xưa, biểu huynh muội có thể lấy nhau, không xem là loạn luân. Tuy nhiên, bạn nào dị ứng với việc này thì xin thận trọng trước khi nhảy hố.
Bối cảnh truyện tuy có phần lấy cảm hứng từ Tô Châu phủ thời Minh, nhưng vẫn chỉ mang tính hư cấu là chủ yếu, xin miễn khảo chứng.